Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các trường đại học Mỹ và châu Âu chấp nhận điểm thi đại học Trung Quốc làm tiêu chuẩn xét tuyển

(DS&PL) -

Việc một số trường đại học hàng đầu tại châu Âu và Mỹ bắt đầu sử dụng kết quả kỳ thi đầu vào đại học Trung Quốc làm điểm chuẩn nhập học đang gây nhiều tranh cãi.

Việc một số trường đại học hàng đầu tại châu Âu và Mỹ bắt đầu sử dụng kết quả kỳ thi đầu vào đại học Trung Quốc làm điểm chuẩn nhập học đang gây nhiều tranh cãi.

Các phụ huynh chờ đợi con em ngoài trường thi tại Trung Quốc trong kỳ thi gaokao tháng 6/2018 - Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh vị thế địa chính trị của Trung Quốc ngày càng lên cao, các trường đại học châu Âu bắt đầu sử dụng kết quả kỳ thi đầu vào đại học tại Trung Quốc (gaokao) làm tiêu chuẩn nhận sinh viên từ quốc gia này thay vì yêu cầu họ tham dự các kỳ thi quốc tế như Kỳ thi kiểm tra năng lực Scholastic (SAT).

Trong tháng này, Đại học New Hampshire đã trở thành trường đại học công lập đầu tiên ở Mỹ chấp nhận điểm thi gaokao. Trước đó, một số ít các trường đại học dân lập Mỹ như Đại học New York và Đại học San Francisco đã thực hiện thủ tục xét tuyển này. Ở Canada, khoảng 30 trường đại học cho phép sử dụng kết quả gaokao thay SAT hoặc các bài kiểm tra tương tự, bao gồm Đại học Toronto và Đại học McGill.

Ở Australia, Đại học Sydney tiên phong trong việc chấp nhận điểm thi gaokao vào năm 2012. Hiện tại, hơn một nửa các trường đại học tại Australia đã làm theo, bao gồm bảy thành viên của Nhóm 8 trường uy tín nhất. Đại học Cambridge ở Anh cùng một số trường đại học ở Pháp, Tây Ban Nha và Ý, đang theo sau.

Đây sẽ là dấu hiệu tốt cho sinh viên Trung Quốc. Trước đây, một sinh viên xác định đi du học thường phải từ bỏ kỳ thi gaokao để tập trung ôn thi theo hình thức quốc tế. Hiện nay, sự lựa chọn đã mở rộng ở cả các trường đại học trong và ngoài nước. Liu Weishi, một phụ huynh ở Bắc Kinh cho biết việc điểm gaokao được các tổ chức giáo dục nước ngoài công nhận đã giúp con gái chị tiết kiệm được nhiều năm ôn thi cùng chi phí tốn kém.

Những trường đại học phương Tây chấp nhận kết quả gaokao không công khai phàn nàn hay nhắc tới các áp lực chính trị nhưng nhận thức rõ các hạn chế của tiêu chuẩn xét tuyển này. Thông thường, các sinh viên Trung Quốc phải nộp thêm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Một số chuyên gia cho rằng các thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi gaokao có những người chỉ “học vẹt”, không có các kỹ năng mềm hay tư duy phản biện cần thiết cho nền giáo dục châu Âu. Ngược lại, phòng tuyển sinh tại Đại học New York cho rằng kỳ thi gaokao là tiêu chuẩn hữu ích để đánh giá sinh viên bởi nó phản ánh tư duy học tập, kỷ luật tự giác và tính siêng năng. Các sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi gaokao thường rất xuất sắc về mặt học thuật.

Trên thực tế, lập trường hoài nghi gaokao có thể khó đứng vững bởi trong những năm gần đây, khoảng một phần ba sinh viên quốc tế ở Australia và Mỹ đến từ Trung Quốc. Nhiều trường đại học phương Tây đang ngày càng phụ thuộc vào doanh thu từ nguồn sinh viên dồi dào này. Nếu một số trường đại học hàng đầu chấp nhận đầu vào bằng cách sử dụng kết quả gaokao, các đối thủ khác sẽ khó cưỡng lại việc làm tương tự.

Thu Phương (Theo Economist)

Tin nổi bật