Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định chi tiết các hạng bằng lái xe (giấy phép lái xe), theo đó người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải mang theo bằng lái xe tương ứng với loại xe. Trường hợp lực lượng chức năng kiểm tra, không xuất trình được bằng lái xe sẽ bị xử phạt.
* Bằng lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Người điều khiển phương tiện phải mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông.
* Bằng lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT đã chỉ rõ thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam); trường hợp người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam) thì Giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Thời hạn này được ghi trực tiếp trên giấy phép lái xe được cấp cho mỗi cá nhân.
Muốn được cấp bằng lái xe phải vượt qua kỳ thi sát hạch.
Người có nhu cầu cấp bằng lái xe phải đảm bảo vượt qua kỳ thi sát hạch theo quy định. Trước tiên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ:
- Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C. Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Người dự thi sát hạch cấp bằng lái xe nộp hồ sơ cho trung tâm đào tạo lái xe nơi mình theo học. Sau đó, trung tâm đào tạo lái xe nhận hồ sơ của học viên, hoàn thiện hồ sơ và gửi trực tiếp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
B.A