Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ chưa có quy định giới hạn chính xác độ tuổi cao nhất được cấp bằng và điều khiển xe ôtô. Tuy nhiên, pháp luật lại có quy định cụ thể về giới hạn của bằng lái xe từng hạng. Cụ thể như sau:
- Giấy phép lái xe hạng B1 (được điều khiển ô tô từ 4 chỗ - dưới 9 chỗ): Áp dụng thời hạn đối với nữ giới đến 55 tuổi và nam giới đến 60 tuổi.
Độ tuổi tối đa được cấp bằng lái xe ô tô là bao nhiêu?
Trường hợp tài xế nữ trên 45 tuổi và nam trên 55 tuổi thì giấy phép lái xe mới cấp sẽ có thời hạn 10 năm kể từ ngày được cấp.
- Thời hạn cụ thể đối với giấy phép lái xe hạng A4, B2 là 10 năm kể từ ngày được cấp.
- Thời hạn cụ thể đối với giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE là 5 năm kể từ ngày được cấp cho tài xế.
Ngoài quy định về thời hạn trên thì có thể thấy người cao tuổi vẫn có thể được điều khiển xe ô tô tham gia giao thông nếu đảm bảo các điều kiện về sức khỏe và giấy phép lái xe còn thời hạn.
Luật Giao thông đường bộ hiện hành đã có quy định cụ thể về từng độ tuổi tối thiểu được cấp giấp phép lái xe và được điều khiển phương tiện tương ứng để tham gia giao thông.
Đối với loại phương tiện yêu cầu giấy phép lái xe thì người điều khiển phương tiện phải đủ 18 tuổi và sẽ được cấp các loại giấy phép lái xe tương ứng với các loại phương tiện gồm: Hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2
Đối với Hạng C, FB2 thì người điều khiển phương tiện phải đủ 21 tuổi trở lên
Đối với Hạng D, FC thì người điều khiển phương tiện phải đủ 24 tuổi trở lên
Đối với Hạng E, FD thì người điều khiển phương tiện phải đủ 27 tuổi trở lên
Ngoài ra, người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 mà không cần giấy phép lái xe.
Người điều khiển xe ô tô cần đảm bảo điều kiện về sức khỏe.
Tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
- Ngoài ra, một điều rất quan trọng là người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Đăng ký xe;
+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe). Bằng lái xe phải phù hợp với loại xe được phép điều khiển.
B.A