Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tư pháp nói về việc kê biên tài sản của ông Đinh La Thăng

(DS&PL) -

Bộ Tư pháp cho biết, vụ xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm đến nay bản án chưa có hiệu lực nên chưa thể nói rõ về số tiền mà ông Thăng phải bồi thường...

Bộ Tư pháp cho biết, vụ xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm đến nay bản án chưa có hiệu lực nên chưa thể nói rõ về số tiền mà ông Thăng phải bồi thường theo trách nhiệm nhân sự.

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo quý I-2018 của Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Văn Sơn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự) trả lời một số nội dung liên quan đến 2 bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội đã tuyên đối với ông Đinh La Thăng trong đó về trách nhiệm dân sự, buộc ông Thăng phải bồi thường 630 tỉ đồng trong vụ án PVN góp vốn vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), Dân Trí đưa tin.

Ông Nguyễn Văn Sơn trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Dân Trí

Ông Nguyễn Văn Sơn khẳng định, vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng mới trải qua xét xử sơ thẩm và bản án chưa có hiệu lực pháp luật nên sẽ chỉ nói về mặt nguyên tắc.

Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm, thẩm quyền tổ chức thi hành các phần dân sự trong các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Khi nào bản án có hiệu lực pháp luật và chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự thì mới tiến hành thi hành thu hồi tài sản.

“Đối với những loại việc như này mà không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì khó khăn thu hồi tài sản, đặc biệt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng thu hồi tài sản cho Nhà nước”- ông Sơn nói.

Ông Sơn nhấn mạnh, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. “Còn tại sao không áp dụng, chúng tôi khó trả lời. Nhưng chúng tôi mong muốn cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp phong toả tài sản, tài khoản thì chúng tôi sẽ thuận lợi trong thi hành án, thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước”- ông này cho hay.

Khi được đề nghị nêu quan điểm về kẽ hở của pháp luật khi quá khứ đã xảy ra rất nhiều vụ án không thu hồi được số tiền rất lớn về cho ngân sách nhà nước, vị lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự nêu quan điểm: Căn cơ, cốt lõi là phải quản lý được về tài sản, tài khoản minh bạch.

Theo Thời đại, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cũng chỉ rõ, việc khó khăn trong thu hồi tài sản chính là ở vấn đề quản lý tài sản, bất động sản, tài khoản lớn chưa đáp ứng yêu cầu.

"Ở nhiều quốc gia trên thế giới thì có bao nhiêu tiền ở tài khoản, bao nhiêu tài sản là cơ quan Nhà nước thẩm quyền đều biết được.

Chúng tôi mong muốn chúng ta cũng sẽ có hệ thống thể chế như thế và đề nghị hệ thống pháp luật tiếp cận như vậy.

Thứ nữa, cơ quan thi hành án dân sự cần làm việc tích cực, ráo riết, trách nhiệm thì sẽ nâng cao, pháp huy được hiệu lực, hiệu quả, đưa bản án có hiệu lực pháp luật, thu hồi tài sản cho Nhà nước", ông Sơn nhấn mạnh.

Vi An (T/h)

Tin nổi bật