Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tư Pháp nói về hơn 6.800 văn bản ban hành sai

(DS&PL) -

(ĐSPL) – “Trong 6.872 văn bản sai đó chỉ có hơn 300 văn bản vi phạm khi ban hành là có sai sót về mặt nội dung, còn lại chủ yếu sai về hình thức”

(ĐSPL) – “Trong 6.872 văn bản sai đó chỉ có hơn 300 văn bản vi phạm khi ban hành là có sai sót về mặt nội dung, còn lại chủ yếu sai về hình thức” - Ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật cho biết.
[mecloud]vzYWeeHCID[/mecloud]
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã đăng tải thông tin hàng nghìn văn bản của cơ quan nhà nước bị phát hiện vi phạm khi ban hành.
Theo đó, số liệu trong báo cáo mới nhất của Bộ Tư pháp cung cấp, trong năm 2014, phát hiện 6.872 văn bản vi phạm quy định của Chính phủ trong số 1.255.808 văn bản mà các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã tự kiểm tra.

Ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật.

Trong số các văn bản đã phát hiện vi phạm, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã xử lý xong 5.997 văn bản; còn lại 875 văn bản trái pháp luật đã được đưa vào kế hoạch để xử lý theo quy định và hiện đang được cơ quan ban hành văn bản nghiên cứu, xử lý.
Liên quan tới thông tin này,sáng 16/10, tại buổi họp báo quý III/2015 do Bộ Tư Pháp tổ chức, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật đã lên tiếng giải thích về con số “khổng lồ” về văn bản ban hành sai nêu trên.
Ông Ba thừa nhận con số trên là đúng và được trích theo báo cáo của Bộ Tư Pháp. Tuy nhiên, ông cho biết với các văn bản vi phạm thì phải xét xem là văn bản vi phạm về mặt nào, vi phạm về căn cứ, thể thức, kỹ thuật, thẩm quyền hay nội dung.
“Về cơ bản, những văn bản ban hành có dấu hiệu sai về nội dung thì mới ảnh hưởng và tác động tiêu cực tới xã hội. Và trong 6.872 văn bản sai đó chỉ có hơn 300 văn bản vi phạm khi ban hành là có sai sót về mặt nội dung, còn lại chủ yếu sai về hình thức. Con số hàng nghìn văn bản mà báo chí đưa gây ra cách hiểu sai, không rõ, và có thể gây "xúc động" mạnh trong xã hội” - Ông Đồng Ngọc Ba nhấn mạnh.
Cũng theo ông Ba, phần lớn các văn bản ban hành sai chỉ sai về căn cứ, thể thức, kỹ thuật… Về căn bản chúng không ảnh hưởng tới xã hội. Việc đánh đồng con số 6.872 văn bản ban hành sai sẽ gây ra hiểu nhầm đối với cộng đồng xã hội.
Cũng trong buổi họp báo, Ông Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan đến  lo ngại liệu cá nhân có thể trốn trách nhiệm hình sự bằng cách lẩn vào pháp nhân.
Ông Dũng cho biết, điều 71 dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã quy định rõ, việc truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân không hề loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Pháp nhân cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ ba điều kiện là: hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.
Do vậy, vị Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính  khẳng định cá nhân sẽ chẳng thể lẩn đi đâu được, bởi quá trình điều tra nghiên cứu tư cách pháp nhân đã được thực hiện rất chặt chẽ.
Xuân Tùng

Tin nổi bật