Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà giải trình trước Quốc hội về việc thu phí rác sinh hoạt theo kg

(DS&PL) -

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, người dân sẽ hưởng lợi khi phân loại rác, thu phí rác thải theo kg.

Trước lo ngại chính sách thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo kg làm tăng chi phí rác thải của người dân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, ngược lại rằng người dân sẽ hưởng lợi khi phân loại rác.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 15/6, tại kỳ họp thứ 9 (Quốc hội khóa XIV), Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà phát biểu ý kiến về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm trong lĩnh vực môi trường.

Theo Bộ trưởng Hà, bộ TN&MT đã thực hiện cam kết thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường lần này, gắn đến mục tiêu thay đổi một cách toàn diện cách mạng để làm sao đạt được mục tiêu các thành phần môi trường đang ô nhiễm, xu thế suy thoái môi trường mất cân bằng môi trường hiện nay phải đảo ngược.

Việc bảo vệ môi trưởng là phải đảm bảo thực hiện được Hiến pháp, đó là đảm bảo cho chất lượng và quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hiện nay, trong luật đã đưa ra quan điểm là người gây ô nhiễm thì phải trả tiền. Người mà được sử dụng dịch vụ về môi trường thì phải chi trả.

Cùng với đó, cần phải có sự tham gia, tức là nhà nước sẽ cam kết vào đầu tư vào những vấn đề môi trường do lịch sử để lại có từ trước.

Theo đó, người dân và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò trung tâm trong vấn đề triển khai thực hiện, kể cả vấn đề giám sát, khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, đoàn thể.

"Như vậy, luật lần này nhiều vấn đề kỹ thuật chưa được đưa ra nhưng chúng ta đã tính đến ví dụ như vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì người sản sinh ra nhiều chất thải rắn sinh hoạt người đó phải chi trả nhiều hơn, phải trên cơ sở số lượng định lượng", Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Trước lo ngại chính sách thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo kg làm tăng chi phí rác thải của người dân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, ngược lại rằng người dân sẽ hưởng lợi khi phân loại rác.

Cụ thể, tư lệnh ngành TN&MT lý giải, chất thải không phải hoàn toàn là chất thải mà nó là tài nguyên, 40% chất thải là tài nguyên sẽ được thu gom, tái chế, tái sử dụng. Việc xử lý này người dân tham gia trực tiếp sẽ có lợi về vấn đề bảo đảm môi trường và sẽ có lợi về mặt kinh tế, bởi thu được tài nguyên từ chất thải tái chế, tái sử dụng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà còn cho biết Chính phủ sẽ hết sức thận trọng, tức là sẽ có lộ trình bài bản và đồng thời có nhiều phương thức trên kinh nghiệm quốc tế để tính toán, định lượng và lộ trình để hỗ trợ kịp thời cho những người dân yếu thế, khó khăn.

Những chính sách này sẽ do chính người dân và địa phương bàn bạc triển khai. Khi chính sách này triển khai thì sự tham gia và vai trò chủ đạo của các tổ chức như là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Cựu Chiến binh, tất cả trong luật đã có những quy định rất cụ thể.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV ngày 12/6, Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà trao đổi về việc dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang trình Quốc hội thông qua có quy định không thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo khối lượng, kg.

Việc thu phí rác sinh hoạt theo khối lượng có nghĩa là không đánh đều bình quân, thu theo kiểu 10.000 - 20.000 đồng/hộ mà phải tính dựa trên lượng rác. Lượng rác có thể đo bằng khối lượng, bằng thể tích. Bao bì tính bằng m3 rác, nên theo thể tích là phù hợp hơn.

Về bao bì để đo lượng rác, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, có nhiều cách thực hiện, nhiều nước tính tiền rác qua bao bì. Khi thực hiện phân loại rác, các loại với màu sắc, mỗi bao bì chứa được khoảng thể tích nào đó và dựa vào lượng rác trên bao bì, người ta tính tiền bán bao bì và tiền thu rác.

Thực tế, việc thu phí theo lượng xả thải thực tế được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức… Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất áp dụng những giải pháp đó lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật