Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận hé lộ chương trình sửa đổi sách giáo khoa

(DS&PL) -

“Dạy trẻ cách tư duy độc lập” – đó là đó là chủ đề chương trình “Chuyện đương thời” phát sóng vào lúc 22h30 ngày 18/7 trên VTV1.


“Dạy trẻ cách tư duy độc lập” – đó là đó là chủ đề chương trình “Chuyện đương thời” phát sóng vào lúc 22h30 ngày 18.7 trên VTV1. Lần đầu tiên, chương trình có sự tham dự của của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cùng GS. Nguyễn Lân Dũng – Phó Chủ nhiệm hội đồng tư vấn Khoa học và Giáo dục.

Tư duy độc lập là nền tảng cho tư duy phê phán và cao hơn nữa là tư duy sáng tạo. Tư duy độc lập giúp con người tự chủ. Làm thế nào để giúp học sinh Việt Nam dám "nghĩ khác đi", dám "đặt câu hỏi"…? Vai trò của "nền giáo dục" trong việc rèn luyện "tư duy độc lập" là thế nào?

“Trên một chiếc tàu thủy có 45 còn cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?” Bài toán thiếu dữ liệu đang gây ồn ào trên mạng trong thời gian gần đây được chọn đưa vào cuộc điều tra với nhiều học sinh lớp 2. Kết quả: 3/4 học sinh lớp 2 cho ra đáp án và tất nhiên đáp án đó sai. Điều này phần nào cho thấy học sinh hiện nay đang tư duy một cách máy móc, không dám đặt ra nghi vấn về một vấn đề nào đó.

Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: “Suy nghĩ của học sinh vẫn còn thụ động, các em chưa trải qua những đề thi ra sai và chưa biết rằng đề thi ra sai là chuyện bình thường”. Qua “Chuyện đương thời”, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GDĐT chính thức thừa nhận hệ thống lượng kiến thức trong bộ sách giáo khoa hiện hành quá nặng và chú trọng lý thuyết, không phù hợp với năng lực và tư duy của học sinh. Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ quyết tâm giảm tải chương trình SGK trong thời gian tới. Đồng thời đề thi đại học cũng sẽ được đổi mới theo hướng các câu hỏi, bài tập mở yêu cầu học sinh phải tư duy chứ không chỉ là học thuộc lòng.

Tin nổi bật