Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Thầy cô phát huy trí lực tô điểm vẻ đẹp người giáo viên nhân dân

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Chiều 17/11, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng các cơ quan báo chí tổ chức gặp mặt, tri ân cán bộ ngành giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Theo VTC News, chương trình tri ân hơn 30 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, vùng khó khăn trên cả nước.

Chia sẻ tại lễ tri ân, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thay mặt cho các thầy cô, cán bộ trong ngành giáo dục bày tỏ sự cảm động và niềm vui trong buổi gặp mặt, tri ân các thầy cô, cán bộ ngành giáo dục.

Bộ trưởng cho rằng, 20/11 là ngày xã hội tri ân tới các nhà giáo và người làm nghề giáo cũng chọn ngày này để cảm ơn tới cuộc đời đã cho chúng ta nghề nghiệp thật đặc biệt.

 Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: TTXVN.

 

Đây cũng là ngày để những nhà giáo cùng nhìn lại hành trình của mình để cố gắng phấn đấu cho xứng với sự tri ân của xã hội.

“Chúng tôi muốn nói lời cảm ơn tới các cơ quan báo chí và qua đó bày tỏ sự cảm ơn tới xã hội, người dân và đất nước” - Bộ trưởng bày tỏ.

Dịp này, Bộ trưởng Giáo dục cũng gửi lời nhắn nhủ các thầy cô, giáo trên mọi miềm cả nước hãy cùng nhau chung tay, đổi mới sáng tạo, phát huy tài năng, nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, gắn bó với trường, với lớp, với học sinh thân yêu.

"Các thầy cô cần tích cực tích cực trau dồi, phát huy khả năng, trí tuệ trong công tác giảng dạy để tô điểm cho bức tranh về vẻ đẹp, hình ảnh người giáo viên nhân dân", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: “Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay chính là thời điểm tròn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới nhằm thay đổi từ nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất, đạo đức, kỹ năng, tạo dựng một thế hệ người Việt Nam mới vừa giữ được bản sắc dân tộc, nhưng hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước”.

Các thế hệ nhà giáo đã luôn nỗ lực khắc phục khó khăn, là những tấm gương sáng, tận tụy, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Mỗi cấp bậc học có những đặc thù riêng. Học sinh mỗi vùng miền có những nét riêng, khi nhắc đến giáo dục vùng dân tộc thiểu số, kinh tế xã hội còn khó khăn, các thầy giáo, cô giáo đã và sẽ phải nỗ lực gấp nhiều lần, luôn tận tâm, gắn bó với trường lớp. 

Cô giáo Hoàng Thị Thưu, Trường tiểu học Hương Liên, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 27 năm gắn bó với học sinh dân tộc Chứt, một trong số các dân tộc thiểu số của nước ta, chia sẻ: "Đối với học sinh của chúng tôi là con em đồng bào dân tộc Chứt, bên cạnh những nhiệm vụ chung, chúng tôi luôn ý thức và tâm niệm: Dạy học phải sát đối tượng, người dạy phải hướng tới học sinh bằng những hoạt động hết sức cụ thể, tận tình. Vì vậy, trong 27 năm làm nghề dạy học, tôi đã gắn bó, dành thời gian dạy các em học sinh đồng bào dân tộc Chứt. Được sự ghi nhận, động viên, hỗ trợ của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo, chúng tôi đã tìm giải pháp để học sinh chuyên cần đến trường, tự tin giao tiếp với thầy cô, bạn bè, hòa nhập tốt với tập thể, thấy được đến trường vui hơn ở nhà, thích hơn ở bản...".

Cô giáo H’Phen ÊYa, giáo viên Trường mầm non Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh:TTXVN.

 

Cô giáo H’Phen ÊYa, giáo viên Trường mầm non Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông chia sẻ về những khó khăn của giáo viên mầm non vùng khó. Sinh ra, lớn lên và được công tác tại trường Mầm non Ea T'ling, một ngôi trường nhỏ tại thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut, cô giáo H’Phen ÊYa cho biết: "Với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi luôn tận tình với các em từng bữa ăn, giấc ngủ, thường xuyên cho trẻ tập luyện để nâng cao thể lực và giảm thiểu tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng, phòng chống các loại dịch bệnh. Bên cạnh đó không ngừng đổi mới, sáng tạo trong phương pháp và hình thức dạy học có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi, giúp trẻ ghi nhớ và lưu giữ nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc...", theo TTXVN.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật