Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Nên nói gì về bé lớp 3 chết đói và bánh mỳ dài 135m?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Một học sinh lớp 3 tử vong trên đường đi học về do quá đói, trong khi đó, TP HCM vừa xác lập kỷ lục bánh mì dài nhất Việt Nam, điều này có phải nghịch lý?

(ĐSPL) – Một học sinh lớp 3 trên đường đi học về trượt chân ngã tử vong do quá đói, trong khi đó, TP HCM vừa xác lập kỷ lục bánh mì dài nhất Việt Nam 135m, điều này liệu có phải nghịch lý?

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao trước tin tức về sự việc xảy ra vào ngày 25/9 vừa qua, khi tan trường, bé Phạm Thị Nhung (học lớp 3A, trường Tiểu học Đức Bồng - Vũ Quang - Hà Tĩnh) tự đạp xe về nhà thì bị ngã xuống cầu, tử vong. Nguyên nhân được cho là do bé Nhung đói quá, trước đó, bé cũng từng bị ngất xỉu ở trường.

Dư luận còn chưa hết xót xa, tiếc thương cho số phận nghèo đói, hẩm hiu của cô bé học sinh lớp 3, thì sau đó ít lâu, TP HCM lại công bố chiếc bánh mì baguette dài 135 m, nặng 270 kg được tổ chức kỷ lục Vietkings công nhận là bánh mỳ dài nhất Việt Nam.

Được biết, chiếc bánh được làm từ 150 kg bột mì, 2 kg men, 2 kg muối, 2 kg phụ gia, 8 kg bơ và 106 lít nước, do 9 người thợ chính và 27 thợ phụ thực hiện trong 3 giờ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên.

Từ hai câu chuyện trái ngược nhau như thế, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, liệu kỷ lục kia có ý nghĩa gì hay không, khi mà ở trong một xã hội đang phát triển như thế này, vẫn còn có những đứa trẻ phải chết một cách đáng thương như bé Nhung?

Nhận định về hai câu chuyện trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng, xã hội và những hiện tượng, những vấn đề xã hội xảy ra luôn luôn có những sự cố, những tai nạn không mong muốn, nhưng cái chúng ta phải nhìn vào là cái phổ biến hay cái đặc thù, là cái thuộc về số ít hay số nhiều.

“Nếu như với một cô bé mà vì một lý do nào đó xã hội chưa phát hiện ra để giúp đỡ để rồi gặp một tai nạn như thế thì thực sự rất đáng tiếc, rất đáng cảm động, nhưng chúng ta phải xác định đó có phải đại diện cho tất cả thể chế của xã hội để từ đó có thể nhận định về khoảng cách giàu nghèo hay không? Kể cả một đất nước giàu có nhất thì cũng vẫn có những con người bần hàn và có những người “chết cóng”” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận định.

Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ cũng nhấn mạnh thêm rằng, ngay trong từng gia đình,từng xóm làng cũng có thể có chuyện đó, chuyện đó là chuyện có thật, chúng ta hoàn toàn chia sẻ với những câu chuyện như thế, nhưng đừng bao giờ lấy đó là đại diện cho sự phổ biến của xã hội, chúng ta phải xem xét mối quan hệ giữa phổ biến và đặc thù, và phải cố gắng làm sao đó nhìn nhận mọi khía cạnh một cách công bằng nhất.

“Ví dụ như một quyển sách chỉ có một vài trang không ổn mà đã vội vứt nó đi vì cho rằng nó không có giá trị thì là không ổn, một con người có một vài lời nói hoặc hành động không chuẩn thì cũng không thể kết luận ngay con người đó không ra gì. Xã hội cũng thế, có những trường hợp cá biệt có thể xảy ra thì mình phải có cách để khắc phục. Với những câu chuyện như thế, chúng ta phải nói ở góc độ nào đó để xã hội cùng chung lo, chia sẻ… Trong lúc chúng ta đang lo rất nhiều thứ thì cũng rất có thể sẽ bỏ sót một điều gì đó, nhưng đừng vì một cái sót mà đánh giá bản chất sự việc. Khi nào nó phổ biến nhiều trường hợp như thế thì lúc đó mới là vấn đề” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Câu chuyện về cô bé học sinh lớp 3 chết trên đường đi học về vì đói quá, trượt chân xuống cầu và tử vong vẫn còn là câu chuyện khiến dư luận phải suy nghĩ.

Cũng đưa ra nhận định khi so sánh về câu chuyện một học sinh lớp 3 bị chết đói, và một chiếc bánh mì lập kỷ lục dài nhất Việt Nam, Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu truyền thống và Phát triển cho rằng, bức tranh xã hội luôn muôn màu, muôn vẻ.

“Cá nhân tôi cho rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Trong một xã hội đang phát triển năng động như ở Việt Nam thì sự phân hóa giầu nghèo trong xã hội là tất yếu, và tất nhiên sự tương phản của các gam mầu sáng tối cũng vậy” – Ông Đặng Vũ Cảnh Linh nêu quan điểm.

Theo Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh, thì chúng ta còn biết bao nhiêu thứ lãng phí hơn rất nhiều.

Về câu chuyện đau lòng của bé học sinh lớp 3 phải chết đói, ông Linh cho rằng đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc làm cha làm mẹ, thầy cô giáo và xã hội, vì cuộc sống không thể lường trước hết mọi việc, nếu chúng ta thơ ơ, và thiếu quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh, đặc biệt là những cảnh ngộ éo le như trong câu chuyện cháu Nhung - một cô bé học sinh mới chỉ học lớp 3 chưa đủ khả năng nhận thức và tự chủ với cuộc sống.

“Còn tôi nghĩ rằng một kỷ lục làm bánh mì được xác lập có nghĩa là những người làm nghề được tôn vinh, được khuyến khích, đó cũng là thành quả lao động bao năm của bao nhiêu con người. Có phải xã hội cũng biết đến họ đâu, dù ngày nào chúng ta cũng ăn bánh mì được làm bằng mồ hôi nước mắt của họ. Thi đua trong sản xuất, tôn vinh lao động, người lao động bằng kỷ lục, bằng lễ hội nên cân nhắc, tôt chức tiết kiệm là được chứ nếu lấy góc tối soi vào góc sáng tôi cho rằng không phù hợp” - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu truyền thống và Phát triển nhấn mạnh.

Tin nổi bật