Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tài chính trình Chính phủ đề xuất mới có lợi cho doanh nghiệp

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hàng loạt đề xuất mới theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp vừa được Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ xem xét.

(ĐSPL) -  Hàng loạt đề xuất mới theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp vừa được Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ xem xét.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế xuống 15 - 17\% cho DN nhỏ

Tin tức trên báo VOV, Bộ Tài chính đang dự thảo tờ trình Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35/2016 của Chính phủ về một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế thu nhập DN cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi hoặc tại các khu vực kém phát triển, nông thôn, vùng sâu, vùng xa: áp thuế 10\% trong 15 năm; miễn thuế trong 4 năm và giảm 50\% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án mới.

Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp không thực hiện tại các địa bàn ưu đãi thuế, không đáp ứng các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hiện hành, Bộ Tài chính đề xuất mức thuế suất phổ thông áp dụng với đối tượng này dự kiến ở 17\% hoặc 15\%, thuế suất phổ thông hiện đang áp dụng là 20\%.

Đáng lưu ý, theo Bộ Tài chính, tiêu chí xác định doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ là doanh nghiệp thành lập mới hoạt động dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới để tạo ra hàng hoá, dịch vụ có tính sáng tạo và ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực của đời sống. Tổng doanh thu không vượt quá 20 tỷ đồng/năm.

Ảnh minh họa.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ này cũng dự kiến trình 2 phương án gồm: Phương án 1, áp dụng thuế suất phổ thông 17\% từ 1/1/2016 đến hết năm 2020 cho DN vừa và nhỏ. Phương án 2, áp dụng thuế phổ thông 15\% từ 1/1/2016 đến 2020.

Tờ trình lý giải, hai phương án này dự kiến sẽ làm giảm thu ngân sách năm 2016 - 2020 nhưng sẽ được bù đắp tăng thu từ các loại thuế gián thu và thuế thu nhập cá nhân vì số tiền thuế được giảm sẽ được sử dụng vào tiêu dùng và đầu tư. Đồng thời, việc giảm thuế sẽ góp phần tăng thu từ thuế TNDN vào giai đoạn tiếp theo do doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo Bộ Tài chính, Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau, trong đó tập trung vào các chính sách như: tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tín dụng, miễn giảm thuế, hỗ trợ đổi mới khoa học…

“Ở nước ta, hiện số DNNVV chiếm trên 90\% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và đang giữ một vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội. Vì vậy, chính sách thuế cũng là một trong những công cụ hỗ trợ cần tính tới.

Hiện tại Hàn Quốc mức thuế suất dao động 10 - 20\% tuỳ theo thu nhập; ở Pháp doanh nghiệp có doanh thu trước thuế dưới 7,63 triệu Euro thì áp dụng mức thuế suất 15\% hoặc tại Trung Quốc dựa trên tiêu chí công nghệ, áp thuế suất 20\% với doanh nghiệp công nghệ cao”, Bộ Tài chính cho biết.

Liên quan đến việc xử lý nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ nhưng phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử; xóa tiền chậm nộp đối với trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không có tiền để nộp thuế. Đồng thời, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các DN đã giải thể, phá sản, cá nhân kinh doanh đã chết, mất tích. 

Trình Chính phủ xem xét thông qua Nghị định về kinh doanh casino, đặt cược

Tại cuộc họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính chiều 20/6, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét thông qua Nghị định về kinh doanh casino; Nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Luật Đầu tư 2014 sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016. Theo đó, người dân sẽ được quyền đầu tư, kinh doanh những lĩnh vực pháp luật không cấm. Theo đó, trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính có 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và 11 Thông tư có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh cần đưa lên Nghị định, thuộc 9 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Đó là: Kinh doanh dịch vụ kiểm toán; kinh doanh bán hàng miễn thuế; kinh doanh dịch vụ tập kết, kiểm tra hải quan trong, ngoài khu vực của khẩu; kinh doanh chứng khoán; kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; môi giới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm; kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm.

Kết quả nghiên cứu ngành vui chơi có thưởng tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững Vùng (IRSD) thực hiện cho biết, nếu đầu tư nước ngoài vào ngành sòng bài tăng thêm khoảng 3 tỷ USD so với hiện tại thì GDP sẽ tăng khoảng 0,58\%.

Theo Bộ Tài chính, dù Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực, nhưng những lĩnh vực trên người dân và doanh nghiệp vẫn chưa được đầu tư, kinh doanh. Ông Lợi cho biết: Chỉ khi nào có điều kiện kinh doanh thì người dân, doanh nghiệp mới được làm.

Ảnh minh họa.

Được biết, dự thảo Nghị định về Kinh doanh casino bắt đầu được khởi thảo từ năm 2009, song cho tới nay vẫn chưa thể thông qua.

Trong khi đó, kinh doanh casino là một ngành kinh doanh có điều kiện và theo quy định tại Luật Đầu tư sửa đổi, thì ngày 1/7/2016 là thời điểm phải hoàn tất việc rà soát, công bố các điều kiện kinh doanh.

Tạp chí Forbes của Mỹ cho rằng, nhiều dự phát triển khu phức hợp nghỉ dưỡng trị giá hàng tỷ USD đang “ngóng” quyết định của Chính phủ Việt Nam nhằm dỡ bỏ các rào cản pháp lý trong việc xây dựng các casino (sòng bạc).

Một số doanh nghiệp tên tuổi trong ngành casino, như MGM và Genting, đã từng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, nhưng sau đó phải rời đi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công ty khác đang ấp ủ dự định kinh doanh trong lĩnh vực này với hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ nới lỏng quy định.

Ước tính Việt Nam đang thất thu khoảng 800 triệu USD tiền thuế mỗi năm vì người dân chơi casino tại nước ngoài. Những người kinh doanh ngành casino vẫn đang hy vọng chính phủ sẽ nới lỏng các quy định cho phép người dân tham gia ngành kinh doanh này ở mức có kiểm soát.

Bộ Tài chính đề xuất gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư

Thông tin trên Thời báo Tài chính, trước thực trạng giải ngân vốn đầu tư đạt tỷ lệ thấp hơn rất nhiều các năm trước, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quy định pháp luật tác động đến giải ngân vốn đầu tư.

Bộ Tài chính cho biết, qua rà soát các văn bản ban hành thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình, mặc dù những nội dung không tác động ảnh hưởng tới giải ngân vốn đầu tư nhưng trên tinh thần triệt để đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ Tài chính đã chủ động sửa đổi Thông tư số 08/2016/TT- BTC về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN. Theo đó, các yêu cầu trong hồ sơ giải ngân dự án vốn đầu tư đã được giảm bớt, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý dự án đầu tư và tạo thuận lợi tối đa trong quá trình thanh toán.

Một trong số những kiến nghị được Bộ Tài chính đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của thực trạng giải ngân hiện nay là xem xét bãi bỏ quy trình và thủ tục kéo dài. Vì theo Bộ Tài chính, Luật Đầu tư công, NĐ 77 quy định vốn đầu tư công được kéo dài thời hạn thanh toán trong 2 năm đã tạo tâm lý ỷ lại cho các bộ, ngành, địa phương không tích cực thanh toán kế hoạch vốn ngay trong năm.

Bên cạnh đó, quy định về vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn tại Luật Đầu tư công là 10\% trên tổng mức vốn kế hoạch trung hạn theo từng nguồn vốn. Với quy định này rất dễ dẫn đến việc phân tán, không tập trung nguồn vốn này. Do đó, Bộ tài chính đề nghị nên sửa đổi lại theo hướng quy định mức vốn dự phòng là 10\% trên tổng số chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng kiến nghị thêm nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch. Theo đó, khi lập kế hoạch đầu tư công hàng năm phải đảm bảo chắc chắn khả năng cân đối nguồn vốn trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch đầu tư công trung hạn có tính định hướng được duyệt…

Đặc biệt, với việc giao, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư tại Luật Đầu tư công đã làm giảm tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương trong điều hành kế hoạch vốn được giao khi tăng thủ tục hành chính (muốn điều chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án nhanh tiến độ phải báo cáo và xin phép Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh việc phân cấp đối với việc giao và điều chỉnh chi tiết kế hoạch đầu tư hàng năm. Về lâu dài, Chính phủ xem xét kiến nghị Quốc hội sửa quy định này theo hướng phân cấp phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương.

Với các vướng mắc trong Luật Xây dựng, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao Bộ Xây dựng rà soát, nghiên cứu phân cấp việc thẩm định thiết kế, thẩm định dự toán xây dựng theo quy định hiện hành nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các ban quản lý khu vực và ban quản lý dự án chuyên ngành theo quy định.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật