Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Tài chính nói gì về tài sản "khủng" của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

(DS&PL) -

“Không hề có lỗ hổng trong quá trình cổ phần hóa. Thời điểm bà Thoa mua cổ phần của Công ty Điện Quang là thời kỳ khuyến khích mọi người mua cổ phần...".

“Không hề có lỗ hổng trong quá trình cổ phần hóa. Thời điểm bà Thoa mua cổ phần của Công ty Điện Quang là thời kỳ khuyến khích mọi người mua cổ phần...", ông Đặng Quyết Tiến- Cục Phó Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) khẳng định.

Vào chiều ngày 16/3, tại cuộc họp báo chuyên đề, lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời những câu hỏi xung quanh vấn đề nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tranh thủ quá trình cổ phần hóa để thâu tóm cổ phần của doanh nghiệp và khối tài sản khủng của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Theo tin tức báo Dân Trí đăng tải, Cục Phó Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài Chính) Đặng Quyết Tiến cho biết, từ năm 2015, tình trạng các trường hợp lãnh đạo DNNN và người thân trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, như trường hợp của Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã không còn.

Ông Tiến cho hay, trong Luật phòng, chống tham nhũng đã có quy chế, quy định về việc công khai, minh bạch tài sản. Cán bộ, viên chức làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước nếu xảy ra trường hợp thu nhập, tài sản bất ngờ gia tăng đều phải công khai, minh bạch tài sản, thu nhập để kiểm tra xem nguồn thu nhập, tài sản đó có nguồn gốc chính đáng hay không?

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa. Ảnh: Vietnamnet

Về việc một số người thân của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa sở hữu một số lượng lớn cổ phần của Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, ông Tiến cho rằng: “Việc lãnh đạo của doanh nghiệp không trực tiếp mua cổ phần nhưng con cháu của họ lại tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp, điều này luật không cấm. Con cháu họ hoàn toàn có thể bỏ tiền túi để mua. Nhưng nếu là cán bộ Nhà nước, cần phải công khai thông tin, tiền lương, thu nhập. Ví dụ, thu nhập chỉ có 100 triệu đồng mà sau một năm sở hữu khối tài sản tới hàng chục tỉ thì không được”.

Liên quan đến vụ việc, theo báo Dân Việt, ông Tiến cũng khẳng định không hề có lỗ hổng trong quá trình cổ phần hóa tại Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.

"Thời điểm bà Thoa mua cổ phần của Công ty Điện Quang là thời kỳ khuyến khích mọi người mua cổ phần, những Đảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp phải gương mẫu đi đầu trong việc này. Còn sau thời kỳ đó, mọi việc diễn biến ra sao chúng ta cần kiểm tra từng bước một. Hiện tại các cơ quan chức năng đang tiến hành thanh tra, kiểm tra. Sau khi có kết quả chúng tôi sẽ công bố”, báo Dân Việt dẫn lời ông Tiến.

Cũng tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Duy Long, Tổ trưởng Biên tập Dự thảo Nghị định chuyên DNNN thành công ty cổ phần cho hay, hiện tượng thâu tóm cổ phần tại Công ty CP Bóng đèn Điện Quang là do quá trình thực hiện bán vốn tại công ty cổ phần. Theo quy định về cổ phần hóa được thực hiện thí điểm từ năm 1992,  số cổ phần mua ưu đãi được căn cứ dựa trên số năm công tác, cống hiến. Người lao động cũng như lãnh đạo trong công ty được mua ưu đãi mỗi năm 100 cổ phần. Sau đó, muốn mua thêm phải thông qua đấu giá cạnh tranh, công khai.

Tổng hợp

Tin nổi bật