Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đang rà soát tài liệu về tài sản của bà Hồ Thị Kim Thoa

(DS&PL) -

Theo Cục trưởng cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt, việc kiểm tra thông tin về tài sản lớn của Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa sẽ nhanh có kết quả.

Theo Cục trưởng cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt, việc kiểm tra thông tin về tài sản lớn của Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa sẽ nhanh có kết quả.

Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm rõ thông tin báo chí nêu về khối tài sản lớn của Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư, nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc, trong đó có Thanh tra Chính phủ.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng cục Chống tham nhũng – đơn vị được Thanh tra Chính phủ giao phối hợp chính với các cơ quan hữu quan để làm rõ sự việc này.

Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.

Thưa ông, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo trước đó của Tổng Bí thư, làm rõ thông tin báo chí nêu xung quanh khối tài sản của Thứ trưởng bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa. Là đơn vị được giao thực hiện phối hợp với ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ), xin hỏi ông những công việc đã triển khai sau các ý kiến chỉ đạo?

Về vấn đề này, Tổng Bí thư đã chỉ đạo, giao cho UBKT TƯ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành khác, trong đó có Thanh tra Chính phủ. Cùng với chỉ đạo mới đây của Thủ tướng, chúng tôi đang tiến hành rà soát và báo cáo đúng theo nội dung đã được chỉ đạo. Thanh tra Chính phủ là đơn vị có trách nhiệm phối hợp tích cực với UBKT TƯ trong việc này.

Cục trưởng cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt.

Theo quy trình thì việc này sẽ được tiến hành trong bao lâu, thưa ông?

Bước đầu, các cơ quan được giao phối hợp, trong đó có Thanh tra Chính phủ sẽ rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này, báo cáo lại. Sau đó, UBKT TƯ sẽ chủ trì thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành công việc một cách thận trọng, đúng quy trình.

Thành phần chủ yếu trong đoàn kiểm tra lần này sẽ thuộc UBKT TƯ và Thanh tra Chính phủ. Còn với các bộ, ngành khác, liên quan đến vấn đề gì sẽ có phối hợp để làm rõ vấn đề đó. Việc này sẽ do sự phân công của UBKT TƯ.

Cuộc kiểm tra lần này sẽ làm rõ 2 nội dung như chỉ đạo của Tổng Bí thư trước đó, xem có lợi ích nhóm trong việc nắm giữ cổ phiếu tại công ty Bóng đèn Điện Quang của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa hay không; việc kê khai tài sản có trung thực không... và vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước có gì thực hiện chưa nghiêm.

Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng như của Thủ tướng Chính phủ. Thông thường, không có cuộc kiểm tra nào kéo dài quá 6 tháng. Vụ việc này, tôi nghĩ là sẽ nhanh thôi. Bởi đã có chỉ đạo của Tổng Bí thư, của Thủ tướng Chính phủ, thêm nữa, nhiều bộ phối kết hợp thì chắc chắn sẽ nhanh có kết quả.

Việc thành lập đoàn kiểm tra như ông nói, dự kiến khi nào sẽ bắt đầu làm việc?

Theo chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị phối hợp kiểm tra sẽ thực hiện rà soát tài liệu xong và báo cáo trong tháng Hai này. Như vậy, đầu tháng Ba, đoàn kiểm tra sẽ được thành lập và bắt đầu tiến hành công việc kiểm tra ngay. Do có sự kết hợp nhiều cơ quan liên ngành nên công việc như thế nào sẽ do UBKT TƯ phân công cụ thể.

Theo ông, việc kiểm tra lần này liệu có gặp những khó khăn, vướng mắc gì không?

Thông tin đã được báo chí nêu cụ thể, Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến thì chắc chắn phải làm một cách quyết liệt nhất. Tôi nghĩ không có gì là không làm được.

Mặc dù công ty Điện Quang đã được cổ phần hoá từ khá lâu (năm 2005), nhưng tôi tin chắc, không có gì khó khăn cho công tác kiểm tra. Nếu lật ngược lại những vấn đề trước đó, thì cứ theo quy định của pháp luật mà làm. Bởi việc cổ phần hóa hay mua cổ phiếu đều đã có những quy định chi tiết, cụ thể trong luật pháp hiện hành.

Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Tin nổi bật