Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ phận nhạy cảm bị bỏng nặng do bật lửa trong túi quần bất ngờ bốc cháy

(DS&PL) -

Theo lời kể của bệnh nhân B., khi phát hiện quần cháy do bật lửa trong túi quần bị xì ga, ông vội chạy vào nhà vệ sinh, cởi bỏ quàn áo nhưng lửa đã cháy ăn sâu vào da.

Theo lời kể của bệnh nhân B., khi phát hiện quần cháy do bật lửa trong túi quần bị xì ga, ông vội chạy vào nhà vệ sinh, cởi bỏ quàn áo nhưng lửa đã cháy ăn sâu vào da. 

Theo tin Bệnh viện Trưng Vương (Tp.HCM), trưa ngày 13/10, Bệnh viện này tiếp nhận một ca bỏng nặng do bật lửa (hộp quẹt) trong túi quần phát cháy. 

Nạn nhân bị bỏng là ông Đ.Q.B (53 tuổi, ngụ tại Tp. HCM). Ông B. cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, ông có lấy bật lửa ra châm lửa hút thuốc rồi cho vào túi quần. Sau đó, khi cảm thấy nóng vùng đùi và phát hiện bật lửa bị xì gas, quần bốc cháy. Ngay lập tức, ông lao vào nhà vệ sinh, cởi bỏ quần áo nhưng không kịp. Vì lúc này, lửa đã cháy lan ăn sâu vào da.

Nạn nhân bị bỏng nặng phần đùi và bộ phận sinh dục

Bác sĩ Phạm Trịnh Quốc Khanh - Trưởng Khoa bỏng và tạo hình thẩm mỹ của Bệnh viện cho biết, chiếc bật lửa tuy nhỏ nhưng đã gây tổn thương nặng nề cho bệnh nhân. Bệnh nhân bị bỏng 20-30% cơ thể, bỏng sâu độ 2, 3 và nguy cơ nhiễm trùng cao. 

Được biết, sau 3 ngày điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương, bệnh nhân này đã xin chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. 

Theo các bác sỹ, khi không may bị bỏng lửa, nước sôi, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau: 

Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da. 

Cẩn thận tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề. 

Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Trường hợp không có gạc, có thể dùng vải sạch thay thế. 

Cho nạn nhân uống nước và đặt ở tư thế nằm. 

Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu, cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời. 

Một số người thường xử lý tình huống bằng cáh dùng nước mắm,  kem đánh răng,… hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo đây là những việc tuyệt đối không nên. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm gây khó khăn trong điều trị. Khi xảy ra tai nạn bỏng, cha mẹ, người thân hoặc những người có mặt cần bình tĩnh, nhanh chóng, nhẹ nhàng  khi sơ cứu tránh người bị nạn bị sốc. 

Riêng đối với trẻ em vốn hiếu động, tò mò,… để phòng ngừa tai nạn bỏng cho trẻ, cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý. Phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa,...  cần để ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được. Bố trí bếp và nơi nấu ăn hợp lý như để bếp lò phẳng, cao để trẻ không với tới được hoặc có vách ngăn không cho trẻ tới gần... 

Vũ Đậu

Tin nổi bật