Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK là không cần thiết

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Liên quan đến việc Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, ĐBQH cho rằng việc này là không cần thiết.

Tham gia phát biểu ý kiến tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 chiều 31/10, ĐBQH Lưu Bá Mạc (đoàn Lạng Sơn) tranh luận với ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa về việc Bộ GD&ĐT có nên biên soạn thêm một sách giáo khoa (SGK) hay không?

Theo quan điểm cá nhân, ông Mạc cho rằng chưa nên giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK, mà quan trọng nhất ở trong thời điểm hiện nay là tập trung giao cho Bộ GD&ĐT nghiên cứu và nên tự triển khai phương án lựa chọn sử dụng có hiệu quả các bộ SGK đã và đang sử dụng hiện nay.

Việc biên soạn thêm một bộ SGK không thực sự cần thiết”, ông Mạc bày tỏ và cho rằng trên cơ sở các bộ sách giáo khoa hiện tại để lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với năng lực và năng lực giảng dạy của giáo viên, đồng thời phù hợp với năng lực học tập cũng như mặt bằng của học sinh tại từng địa phương, từng trường.

ĐBQH Lưu Bá Mạc phát biểu tranh luận. Ảnh: Người đưa tin.

Quan trọng nhất, cần giao cho chính những chủ thể này quyền thực sự trách nhiệm về mặt chuyên môn là được lựa chọn bộ SGK phù hợp với môn học và tình hình thực tiễn tại cơ sở giáo dục của mình.

Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc lựa chọn SGK mà không nên can thiệp vào công việc chuyên môn của giáo viên trong việc lựa chọn SGK cho chính cơ sở giáo dục của mình”, ông Mạc nói.

Đại biểu Lưu Bá Mạc nhấn mạnh, việc Bộ GD&ĐT tổ chức chủ trì biên soạn sách giáo khoa chỉ nên xem xét thực hiện, sau khi được tổng kết, đánh giá thời gian tới, hiệu quả của việc đổi mới, việc triển khai thực hiện các bộ sách giáo khoa hiện tại, một cách khoa học, toàn diện, khách quan.

“Quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại tôi nghĩ rằng phải giữ được sự tin tưởng, đồng lòng và sự vào cuộc của đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh và của toàn xã hội, bảo đảm chất lượng giáo dục. Từ đó, giảm thiểu được sự bất an trong gia đình, nhà trường và xã hội và cũng giảm được sự lãng phí, nguồn lực của xã hội trong thực hiện việc biên soạn SGK”, ông Mạc nêu ý kiến, theo Tạp chí Người đưa tin pháp luật.

Cũng tại đây, đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) đặt vấn đề, nếu tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ SGK mới thì đến khi nào “guồng quay đổi mới” có thể đi vào ổn định?

Hiện các bộ sách được phát hành đã tương đối ổn định tại các địa phương, trường học nên cứ thế phát huy, tránh gây nên những xáo trộn không cần thiết.

Đại biểu đoàn Quảng Trị băn khoăn, nếu các địa phương cùng chọn duy nhất bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn, vô hình trung chủ trương xã hội hóa sẽ bị ảnh hưởng.

Ai dám cam đoan, bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn chắc chắn sẽ chất lượng hơn các bộ sách hiện hành. Do đó, việc biên soạn thêm một bộ SGK vào thời điểm này là chưa cần thiết; thậm chí còn tốn kém, lãng phí nguồn lực.

 

Đại biểu Hồ Thị Minh. Ảnh: Giáo dục và Thời đại.

Cho rằng, việc biên soạn mới một bộ SGK sẽ tốn kém về kinh phí và thời gian; đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn đại biểu chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, cần đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.

Theo đại biểu, không cần thiết có thêm một bộ sách nữa. Cần phát huy những bộ sách hiện hành, quan trọng là chú trọng khâu thẩm định, lựa chọn. Việc giao cho Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn thêm một bộ SGK mới là không nên, Giáo dục và Thời đại đưa tin.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật