Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ Công Thương lý giải việc rút xăng dầu Xuyên Việt Oil khỏi danh sách thanh tra năm 2021

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Vụ Thị trường trong nước và Thanh tra Bộ Công Thương vừa thông tin về lý do rút Xuyên Việt Oil ra khỏi kế hoạch thanh kiểm tra năm 2021.

Theo báo Vietnamnet, Vụ Thị trường trong nước và Thanh tra Bộ Công Thương vừa cung cấp thông tin về tình hình kiểm tra chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xăng dầu, trong đó giải thích việc rút Xuyên Việt Oil ra khỏi kế hoạch thanh kiểm tra năm 2021.

Bộ Công Thương nói gì về việc rút xăng dầu Xuyên Việt Oil khỏi danh sách thanh tra?

Thanh tra Bộ Công Thương giải thích việc tháng 5/2021, bộ này lại ban hành quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Trong đó, rút khỏi kế hoạch thanh tra với Công ty Xuyên Việt Oil.

Cụ thể, ngày 31/12/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3646/QĐ-BCT về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu năm 2021 đối với một số thương nhân kinh doanh xăng dầu, trong đó có Công ty Xuyên Việt Oil, không có Công ty Hải Hà.

Tuy nhiên, việc kiểm tra đối với các doanh nghiệp bị gián đoạn, không thể thực hiện do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ ban hành nhiều chỉ thị về việc hạn chế đi lại (từ tháng 4 đến hết 10/2021). Do đó, Bộ Công Thương không thể tổ chức các đoàn kiểm tra theo kế hoạch.

Đồng thời, Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của Công ty Xuyên Việt Oil bị hết hạn (vào tháng 8/2021). Theo đó, công ty đã nộp hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương xem xét, cấp lại giấy phép này (vào tháng 11/2021).

"Tại thời điểm đó, công ty đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP", đơn vị chức năng Bộ Công Thương giải thích.

Theo Thanh tra Bộ Công Thương, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, cập nhật thông tin về việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của Bộ Công Thương, Thanh tra Bộ đã tổng hợp việc xin điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra năm 2021 báo cáo lãnh đạo. Sau khi xem xét, lãnh đạo Bộ đã thống nhất và ký ban hành Quyết định về việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra năm 2021 của Bộ Công Thương (Quyết định số 1392/QĐ-BCT ngày 13/5/2021).

"Như vậy, việc Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra năm 2021 là hoàn toàn khách quan, phù hợp với tình hình thực tế", Bộ này khẳng định.

Ngoài ra, hiện có một số thông tin, đến tháng 12/2021 dù ban hành quyết định số 3103 về việc thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu năm 2022 với khoảng 20 doanh nghiệp, nhưng trong số này không có tên của Công ty Xuyên Việt Oil. Bộ Công Thương cho biết thông tin này là chưa đầy đủ.

Lý do là năm 2022, Bộ Công Thương đã ban hành 4 quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu đối với các thương nhân, trong đó có Công ty Xuyên Việt Oil.

Kết thúc quá trình thanh tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính Công ty Xuyên Việt Oil 390 triệu đồng và tước Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng, từ 10/8-13/9/2022.

Xuyên Việt Oil là 1 trong số gần 40 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước, được quyền xuất nhập khẩu xăng dầu.

Những bất cập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này đã bắt đầu phát sinh từ những năm trước, đáng chú ý là khoản nợ thuế ở thời điểm tháng 10-2022 lên tới 684,4 tỷ đồng. Tuy vậy, lúc đó Bộ Công Thương vẫn có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối thông quan hàng hóa.

Trong danh sách này gồm có cả những doanh nghiệp nợ thuế như Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu và Công ty Xuyên Việt Oil.

Tháng 7/2023, tức là chỉ 2 tháng trước khi Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an (A09) khởi tố vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil, Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật kinh doanh xăng dầu năm 2023 đối với 4 doanh nghiệp, gồm Xuyên Việt Oil, Công ty Hưng Phát, Công ty Thiên Minh Đức và Công ty Hải Hà.

Sau hoạt động thanh tra này, Bộ Công Thương chính thức rút giấy phép thương nhân đầu mối xuất nhập khẩu đối với Xuyên Việt Oil, đề nghị doanh nghiệp này nộp lại tiền quỹ bình ổn. Tuy nhiên, trên thực tế khi lãnh đạo công ty này bị khởi tố, bắt tạm giam, Bộ Tài chính vẫn chưa thể đòi được quỹ bình ổn do người dân đóng góp từ doanh nghiệp này, theo báo Tuổi trẻ.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật