Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bỏ 4.000 tỷ, biến học sinh thành nô lệ: Làm "béo" ai?

(DS&PL) -

PGS. TS Văn Như Cương cho rằng đề án sử dụng sách giáo khoa điện tử tại TP.HCM chưa thấy được tác dụng cho học sinh mà chỉ có lợi cho nhà cung cấp thiết bị.

PGS. TS Văn Như Cương cho rằng đề án sử dụng sách giáo khoa điện tử tại TP.HCM chưa thấy được tác dụng cho học sinh mà chỉ có lợi cho nhà cung cấp thiết bị.

Xung quanh câu chuyện đề án sử dụng SGK điện tử cho học sinh lớp 1, 2, 3 tại TP.HCM, PV VTC News đã trao đổi với PGS. TS Văn Như Cương (nguyên Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) để làm rõ những băn khoăn của các bậc phụ huynh.

PGS-TS Văn Như Cương.

- Vừa qua Sở GD-ĐT TP.HCM có đưa ra “Đề án thí điểm chương trình sách giáo khoa điện tử lớp 1, 2, 3 bậc tiểu học tại TP.HCM” trong đó sử dụng hơn 4.000 tỷ đồng để trang bị hơn 321.000 máy tính bảng cho học sinh tiểu học. Đánh giá của ông về đề án này?

Tôi có đọc thông tin trên báo chí về đề án nhưng không rõ hiệu quả, tác dụng của vấn đề này thế nào.

Đối với dự án sách giáo khoa điện tử này, tôi cũng không rõ là có thêm tác dụng, hiệu quả gì hơn so với sách giáo khoa bình thường.

- Những người làm đề án cho rằng sử dụng sách giáo khoa điện tử phục vụ việc cải cách giáo dục?

Chúng ta đang làm cải cách giáo dục. Hiện tại chúng ta đang viết lại sách giáo khoa, đổi mới chương trình nhưng điều quan trọng nhất là phải đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Chúng ta cần khuyến khích các em học sinh tự học, trao đổi theo nhóm, tự sáng tạo ra kiến thức mới. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không kém đó là phương pháp dạy học của thầy cô giáo cũng phải có sự thay đổi.

Vì vậy, việc đổi mới cần tập trung vào làm thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.

Khi nghe thông tin về đề án sử dụng sách giáo khoa điện tử tại TP.HCM cho học sinh lớp 1-3, tôi băn khoăn đặt câu hỏi việc này sẽ có tác dụng gì đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Việc làm này có hiệu quả hơn việc sử dụng sách giáo khoa kiểu cũ hay không?

Ngay cả việc áp dụng sách giáo khoa điện tử tại một đất nước phát triển như Mỹ cũng đã gặp nhiều thất bại. Vì vậy, những người làm chính sách cần phải có sự tính toán thật kỹ trước khi áp dụng.

- Việc cho trẻ em tiểu học tiếp xúc sớm và thường xuyên với các thiết bị điện tử như máy tính bảng liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe, thị lực không, thưa ông?

Điều các bậc phụ huynh lo ngại nhất hiện nay đó là sức khỏe của các em học sinh. Ở nhà, các em đã phải thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy vi tính và nếu phải tiếp tục sử dụng máy tính bảng trên lớp thường xuyên thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Tôi cho rằng vấn đề này cần phải nghiên cứu kỹ, không thể bỏ qua vì liên quan đến sức khỏe của học sinh.

- Việc cho trẻ em tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá sớm sẽ có ảnh hưởng như thế nào thưa ông?

Trẻ em đã dùng nhiều thiết bị công nghệ sẽ thui chột sự sáng tạo của các em. Các em sẽ bị lệ thuộc vào máy móc và không phát triển mạnh về tư duy.

- Bên cạnh những lo ngại về sức khỏe, chi phí khoảng 5 triệu đồng để mua máy tính bảng liệu có phù hợp với đa số phụ huynh hiện nay?

Tôi nghĩ chi phí cho một chiếc máy tính cũng phải 5 triệu đồng. Nếu chỉ bỏ tiền mua để học đến lớp 3 thì sau đó máy này sẽ được dùng để làm gì. Hết lớp 3, máy tính bảng đó sẽ được trẻ em dùng để chơi điện tử hay bán lại cho nhà trường với giá rẻ?

Vào thời điểm này, tôi cho đề án của Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra là không thích hợp. Chúng ta nên chờ cho chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy được đổi mới rồi sẽ đưa công nghệ thông tin vào để hỗ trợ cho sự đổi mới đó.

Cần rà soát lại đề án này để phân tích những điểm lợi và hại trước khi đưa vào thực hiện.

Bây giờ, Sở GD-ĐT TP.HCM bắt phụ huynh bỏ ra 5 triệu để mua một máy tính bảng thay sách giáo khoa truyền thống là một số tiền quá lớn đối với khả năng kinh tế của đa số phụ huynh hiện nay.

Nhiều người có thể sẵn sàng bỏ ra 10 triệu đồng, 20 triệu đồng để mua máy tính bảng cho con nhưng nhiều người dân lao động không có 1 triệu đồng để mua máy tính bảng này.

Tôi ví dụ học phí ở Hà Nội hiện nay có 40.000 đồng/tháng (khu vực nội thành) và 20.000 đồng/ tháng (khu vực ngoại thành) nhưng nhiều gia đình có đông con đi học cũng rất khó khăn để đóng số tiền này.

Nếu bắt phụ huynh phải bỏ ra 5 triệu để mua máy tính bảng thì họ không chịu được gánh nặng này đâu. Tôi không hiểu những người làm đề án căn cứ vào đâu để đưa ra chi phí lớn cho việc sắm máy tính bảng như vậy.

- Có người cho rằng những đề án này vẽ ra chỉ “béo” cho những nhà cung cấp thiết bị?

Nhập máy Trung Quốc với giá rẻ để bán cho học sinh thì chỉ “béo” nhà cung cấp thiết bị còn những lợi ích cho học sinh thì chưa thấy đâu.

Tất cả những điều này đều có nguyên nhân sâu xa đằng sau. Ngay cả những nhà phân phối máy tính cầm tay, họ thường vào các trường học bán cho học sinh với giá rẻ, hoặc tổ chức các cuộc thi đều có lợi cho nhà cung cấp thiết bị.

- Là một chuyên gia giáo dục, ông đánh giá tính khả thi của đề án này thế nào?

Tôi nghi ngờ tính hiệu quả của của đề án này ở mọi mặt: Về giáo dục, sức khỏe, hình thành tư cách học sinh.

Tôi nghĩ, dự án này hãy thí điểm ở một vài trường tại TP.HCM. Trong mỗi trường, dự án cũng chỉ nên thí điểm ở một số lớp. Ngoài ra cũng chỉ nên thí điểm ở các cấp học THCS, THPT chứ không nên sử dụng ở cấp tiểu học. Sở GD-ĐT TP.HCM nên tổng kết chương trình, nếu thấy kết quả tốt thì triển khai đại trà.

Sở GD-ĐT TP.HCM phải rút kinh nghiệm sau khi phải dừng các chương trình tiếng Anh vừa qua.Tôi rất bực mình với cách làm của Sở GD-ĐT TP.HCM.

- Phải chăng có các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế đằng sau những đề án này?

Phải nói rằng có rất nhiều vấn đề đằng sau những dự án này. Tôi cảm thấy rất khó hiểu với cách làm của Sở GD-ĐT TP.HCM. Việc đưa vào chương trình này, chương trình kia cũng là mục đích để thu tiền của học sinh.

Tư duy này không ổn. Đó là tư duy kinh tế ảnh hưởng quá nhiều trong giáo dục. Tôi thấy việc làm đó không ổn chút nào.

Đề án này sử dụng tới 4.000 tỷ đồng là con số quá lớn. Trong khi Bộ GD-ĐT vừa nói chỉ cần khoảng 100 tỷ đồng là có thể làm được một bộ sách giáo khoa từ lớp 1-12 thì việc chi phí lớn chỉ dùng cho học sinh lớp 1-3 là một sự lãng phí lớn.

Xin cảm ơn ông!

Tin nổi bật