Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị vô sinh, bảo mẫu bắt cóc con của chủ nhà, 32 năm sau xảy ra điều bất ngờ

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Biết bản thân bị vô sinh, người phụ nữ tới xin làm bảo mẫu rồi âm thầm bắt cóc đứa trẻ khi mới vào làm việc được 2 ngày.

Vụ bắt cóc xảy ra tại Quế Lâm, Quảng Tây (Trung Quốc). Theo thông tin đăng trên The Paper, vào tháng 1/1988, người phụ nữ tên Quin Mouying đã đến nhà họ Cao để xin làm bảo mẫu chăm sóc cho bé trai tên Cao Ping. Vào thời điểm đó, Cao Ping mới được 5 tháng tuổi.

Tuy nhiên, tới ngày thứ 2 làm việc, Qin đã bắt cóc Cao Ping và đưa cậu bé về nhà của mình để nuôi dưỡng. Cha mẹ Cao Ping phát hiện con trai bị bảo mẫu bắt cóc, ra sức tìm kiếm nhưng không có chút manh mối nào.

Mãi tới năm 2020, thông qua chương trình “Đoàn tụ” của cảnh sát Trung Quốc, gia đình Cao Ping lần đầu tiên nhận được thông tin về con trai sau 32 năm mất tích.

Báo cáo sở Công an Quế Lâm do Cao Ying – em gái của Cao Ping cung cấp cho biết: "Khoảng 9h sáng 10/1/1998, tại Quế Lâm (Quảng Tây) đã xảy ra một vụ bắt cóc trẻ em. Kẻ gây án là bảo mẫu, khoảng 20 tuổi, cao 1,59m".

Theo lời kể của Cao Ying, sau khi phát hiện ra sự việc, cha mẹ cô đã ngay lập tức báo cảnh sát, đồng thời nhờ người quen giúp đỡ, cùng đi tìm kiếm tung tích của anh trai Cao Ping. Ròng rã suốt nhiều năm, họ vẫn không cách nào tìm được Cao Ping. Vào năm 2012, cha mẹ Cao Ping đã cung cấp mẫu ADN của mình cho cơ sở dữ liệu chống buôn người của Bộ An ninh công cộng.

Tới tháng 5/2020, Cao Ping nhận được thông báo ADN mà anh cung cấp trùng với mẫu ADN của một cặp vợ chồng họ Cao ở Quảng Tây. Vào ngày 29/5/2020, Cao Ping cuối cùng đã được đoàn tụ với cha mẹ ruột của mình, nhờ vào sự giúp đỡ của Đội điều tra hình sự thuộc Cục Công an Quế Lâm.

Cao Ping cuối cùng cũng được đoàn tụ gia đình sau 32 năm bị bảo mẫu bắt cóc. 

Chia sẻ trong một bài báo vào tháng 8/2020, bảo mẫu Qin cho biết bản thân và chồng cũ họ Li đều đến từ Quế Lâm. Chồng cũ thường xuyên đánh đập bà. Người phụ nữ này đã bỏ trốn khỏi nhà sau một lần cãi nhau với chồng. Biết bản thân bị vô sinh, bà tìm cách bắt cóc Cao Ping để nuôi.

Mặc dù anh trai đã trở về, Cao Ying cho rằng tổn thất tinh thần mà bảo mẫu Quin gây ra cho gia đình cô hàng chục năm qua là quá lớn, Do đó, gia đình Cao Ying quyết định kiện người phụ nữ này.

Theo Cao Ying, gia đình cô trước đây rất khá giả, nếu không bị bảo mẫu bắt đi thì anh trai cô đã có cuộc sống tốt hơn, được chăm sóc chu đáo hơn. Việc làm của bảo mẫu đã khiến Cao Ping chịu khổ, thậm chí chưa học hết cấp 3. Thấy con trai phải trải qua cuộc sống khổ sở chính là nỗi đau lớn trong lòng bố mẹ ruột của anh.

Theo thông báo kết quả về khiếu nại hình sự của gia đình họ Cao của Viện kiểm sát nhân dân quận Tương Sơn (Quế Lâm), bảo mẫu Quin có liên quan đến tội bắt cóc và lừa đảo trẻ em. Tuy nhiên, vì thời hiệu xử tội của người phụ nữ này đã hết, vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng xem xét.

Vào ngày 6/8 vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân Quế Lâm ra thông báo bảo mẫu Qin Mouying lừa gạt trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi rời bỏ gia đình và người giám hộ, bị tình nghi bắt cóc trẻ em nhưng đã hết thời hiệu về vụ việc. Quyết định không phê chuẩn vụ bắt giữ nhanh chóng của Viện kiểm sát nhân dân quận Tương Sơn là chính xác.

Gia đình Cao Ping hiện đang tiếp tục kháng cáo vì không chấp nhận kết luận của cơ quan chức năng.

Trước đó, một vụ bé trai bị bảo mẫu bắt cóc, tới 33 năm sau mới có thể đoàn tụ với gia đình cũng xảy ra tại Trùng Khánh, Trung Quốc vào năm 1988. Cụ thể, Chung Chí Dật là con trai của vợ chồng bà Nhiễm Lệ, bị bảo mẫu họ Trần bắt cóc từ khi mới 3 tháng tuổi. Bà Trần sau đó đã đưa Chung Chí Dật về vùng nông thôn tỉnh Hà Nam sinh sống, đổi tên cậu bé thành Trần Lượng.

Trong khi đó, bố mẹ ruột của Chung Chí Dật cũng đi tìm kiếm cậu bé khắp nơi, chỉ cần nghe phong thanh ở đâu có đứa trẻ giống con trai, họ lại bỏ công việc lên đường tìm kiếm. Vợ chồng bà Nhiễm Lệ chưa một ngày nào ngừng việc tìm con trai, nhiều lúc họ an ủi nhau nếu con trai vẫn được sống khỏe mạnh, dù không nhận ra bố mẹ thì đó cũng điều là may mắn.

Chung Chí Dật sống cùng bảo mẫu họ Trần từ nhỏ, vẫn luôn nghĩ rằng bà là mẹ ruột của mình. Mãi đến sau khi bảo mẫu họ Trần qua đời, Chung Chí Dật mới biết thân phận thực sự của bản thân thông qua lời kể của người cô.

Sau đó, anh bắt đầu dò la tin tức từ họ hàng, đồng thời tự nguyện đăng ký thu thập ADN miễn phí do Bộ công an Trung Quốc triển khai từ năm 2021 nhằm tìm kiếm những đứa trẻ mất tích, thất lạc trong chương trình "Chiến dịch đoàn tụ".

Tới giữa tháng 4/2021, cảnh sát  thành phố Uy Hải tỉnh Sơn Đông đã tiến hành so sánh và phát hiện ADN của anh phù hợp với ADN của cặp vợ chồng có con bị mất tích tại thành phố Trùng Khánh năm 1988. Qua quá trình điều tra và xác minh, cảnh sát kết luận anh chính là con trai bị bắt cóc 33 năm trước của cặp vợ chồng kia.

Vào sáng ngày 12/5, vợ chồng bà Nhiễm Lệ cuối cùng đã được gặp lại con trai sau 33 năm ròng rã tìm kiếm khắp nơi. Sau ngày gặp gỡ tại sở công an thành phố Uy Hải, Chung Chí Dật quyết định quay về sống cùng bố mẹ ruột của mình.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật