Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí truyền ngôi làng giữ chiếc bàn cổ tự xoay khi có hơi người

(DS&PL) -

Đã từ lâu, danh tiếng của người thợ Văn Hà, thôn Văn Hà, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) lan rộng xa gần bởi tay nghề làm mộc "bùa phép".

Đã từ lâu, danh tiếng của người thợ Văn Hà, thôn Văn Hà, xã Tam Thành, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) lan rộng xa gần bởi tay nghề làm mộc "bùa phép".

Điêu khắc trên gỗ, làm ra những sản phẩm gỗ nghệ thuật thì nhiều làng mộc ở Việt Nam đều có, nhưng “thượng thừa” đến mức chế tác được chiếc bàn tự xoay khi có “hơi” người thì chỉ có thợ Văn Hà mới làm được.

Bấy lâu, nhiều người đâm lo khi "cao nhân" nổi tiếng của Làng Văn Hà, cụ ông Đinh Thạch (Thẩm) đã quá tuổi 90, sức khỏe yếu dần. Và nay, người dân Văn Hà đã có thể thở phào khi “hạt giống” nối tiếp tay nghề đỉnh cao của làng đã xuất hiện.

Nằm khá hẻo lánh ở xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, nhưng làng Văn Hà lại là một cái tên khá thu hút với nhiều người, bởi đây được xem là nơi cất giấu bí mật về chiếc bàn gỗ xoay nổi tiếng.

Cụ Thạch, người thầy của anh Tuấn bên những dụng cụ mộc gắn liền hơn 70 năm với mình

Bí ẩn chiếc bàn tự xoay

Có nguồn gốc từ khu vực Hà Tĩnh, từ trăm năm trước, những người thợ mộc Văn Hà đã nổi tiếng tài hoa trong nghề, đặc biệt ở lĩnh vực chạm khắc gỗ. Theo chân thợ Văn Hà, những sản phẩm mộc tinh xảo, vững chãi có mặt ở khắp nơi. Những gia đình giàu có trong vùng, đều cố gắng mời bằng được thợ Văn Hà về để dựng nhà, đóng tủ, bàn ghế.

Những ngôi nhà gỗ cổ được chạm khắc tinh xảo, sống động khắp vùng Quảng Nam đều có tên tuổi người thợ Văn Hà gắn vào. Bàn tay nghề tài hoa của thợ Văn Hà, đã được Triều Nguyễn ghi nhận và được vua Thành Thái ban sắc phong, biển vàng. Nhưng điều làm nên tên tuổi của thợ Văn Hà lại nằm ở chiếc bàn gỗ xoay, một sản phẩm lạ kì đã từng gây nên nhiều tranh cãi cũng như nhiều điều thêu dệt kì bí.

Theo người già trong làng, chiếc bàn xoay có nguyên thủy là chiếc bàn được gia chủ đặt thợ Văn Hà làm bàn cúng ngoài sân (cúng cô bác). Mặt bàn được đặt trên một trụ xoay để gia chủ tiện xoay lễ vật theo các hướng khi cần mà không phải cất công khiêng cả chiếc bàn. Tuy nhiên, khi làm xong, chiếc bàn khiến ai nấy đều kinh ngạc khi có thể…tự xoay.

Anh Tuấn (phải) hướng dẫn phóng viên đặt tay lên bàn để bàn xoay

Được làm từ gỗ mít, có một trụ đứng với ba chân choãi, mặt bàn có thể tách rời, chiếc bàn gỗ Văn Hà hấp dẫn khách xa gần bởi một công năng vô cùng đặc biệt: xoay theo ý nghĩ của con người.

Chỉ cần một, hoặc hai ba người đi chân trần và đặt nhẹ bàn tay lên mặt bàn và cùng suy nghĩ về hướng nào, mặt bàn sẽ từ từ chuyển động rồi xoay tròn theo hướng đó. Khi vừa nhấc tay lên, mặt bàn ngừng xoay ngay lập tức. Nếu lật ngửa bàn tay, mặt bàn sẽ chuyển động theo chiều ngược lại.

Đến nay, nguyên do khiến chiếc bàn tự xoay vẫn còn là một điều…bí mật, kể cả với những người làm ra nó. Cụ Đinh Thạch (94 tuổi), nghệ nhân nổi tiếng của làng mộc Văn Hà, người được xem là người thợ cuối cùng của làng biết làm bàn xoay nói: "Nhiều người cho rằng chiếc bàn xoay là do điện trường từ con người truyền vào, nhưng tại sao bàn lại "từ chối" xoay với một số người”.

Người giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất về chế tạo bàn xoay ở làng là cụ chỉ biết làm theo chỉ dạy của cha ông, còn vì sao nó xoay thì... chịu. Theo cụ Thạch, đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu về làng, đến nhà cụ mấy ngày liền để tìm hiểu, nghiên cứu nhằm giải thích nguyên nhân khiến chiếc bàn xoay, nhưng vẫn chưa đưa ra được câu trả lời chính xác.

Anh Tuấn được xem là người nắm giữ bí quyết làm bàn xoay nổi tiếng

Chị Thôi, chủ sở hữu chiếc bàn xoay cổ còn lại duy nhất trong làng cho rằng, chiếc bàn nhìn vậy mà cũng "đỏng đảnh" lắm, bởi nhiều người khi tới xem, tỏ ý nghi ngờ về công năng của chiếc bàn thì bàn.. không xoay thật. Cũng có vài người trong xóm, dù đặt tay lên bàn cả ngày, chiếc bàn cũng không chịu xoay. Nhưng với những người "hợp, chỉ cần đặt hờ một ngón tay là bàn xoay vù vù như cánh quạt.

Có lần, đoàn nhà báo của HTV7 về nhà chị để làm phóng sự về chiếc bàn, từ sáng đến chiều, chiếc bàn xoay vù vù, nhưng khi có một người ngỏ ý muốn mua chiếc bàn mang về TP.HCM thì bàn… không chịu xoay nữa.

Càng về sau, danh tiếng của chiếc bàn xoay Văn Hà càng được truyền rộng. Hiện nay, trong khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng còn hơn chục chiếc bàn Văn Hà cổ. Biết tiếng cụ Thạch, chủ nhân của những chiếc bàn cũ không ngại đường xa mang bàn về cho cụ sửa.

Một điều đặc biệt theo cụ Thạch là, chỉ có bàn tay thợ Văn Hà mới có thể sửa được, làm cho chiếc bàn “biết” xoay khi có hơi người. Thợ nơi khác đụng vào là hỏng. Việc đóng mới cũng vậy, tuy rất dễ dàng bởi chỉ cần mô phỏng theo những chiếc bàn xoay cũ, nhưng đóng xong bàn có xoay được hay không lại là chuyện khác.

Được bàn tụng khắp nơi, nhiều người không khỏi lo lắng khi lớp con cháu kế cận của làng nghề càng ngày càng mai một. Và lớp tiền nhân có thể làm được chiếc bàn xoay trong làng chỉ còn duy nhất cụ Thạch. Người ta đã rất lo rằng, một mai này cụ Thạch mất đi, cái bí quyết làm nên danh tiếng của làng mộc Văn Hà cũng theo đó mà thất truyền.

Người thợ trẻ nối nghiệp bàn xoay

Hai năm trở lại đây đây, người làng Văn Hà đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi lớp con cháu không ai chịu theo nghề mộc của cha ông, nay đã có người có tay nghề "cứng". Đặc biệt hơn nữa, người đó đã lĩnh hội được những bí quyết chế tác nên bàn xoay Văn Hà.

Trong câu chuyện với chúng tôi, cụ Đinh Thạch luôn miệng nhắc về người học trò Trần Ngọc Tuấn mà theo cụ là "cực kì sáng dạ", học nhanh hiểu nhanh. Anh cũng là người thợ duy nhất trong làng sau cụ Thạch bắt tay và làm thành công chiếc bàn xoay nổi tiếng của làng mình.

Anh Tuấn cùng một người bạn bên chiếc bàn xoay do mình làm nên

Năm nay 40 tuổi, nhưng theo cụ Thạch, anh Tuấn vẫn được xem là thợ trẻ của làng bởi tay nghề “chuẩn” có thể chế tác được bàn xoay thì trước nay làng Văn Hà toàn những người từ 50 tuổi trở lên, cái tuổi thuộc hạng “già dặn” trong nghề. Một điều đặc biệt, cơ chế xoay của chiếc bàn anh là người đầu tiên của làng Văn Hà “thẩm” được.

Trái với hình dung của chúng tôi về một người thợ mộc già dặn trong nghề, anh Tuấn – người được xem là đã nắm bắt được “bí mật” của chiếc bàn gỗ xoay nổi tiếng, lại niềm nở cho biết mình mới theo nghề mộc được…7 năm nay.

Tiếp chúng tôi trong xưởng gỗ nhỏ bên nhà, anh cho biết mình đã có mười mấy năm gắn bó với nghề cắt tóc. Tưởng chừng theo luôn công việc này, không ngờ sợi dây liên kết với những món đồ gỗ có hồn của quê hương đã khiến anh tập tành cầm đục, búa.

Bắt đầu trễ, nhưng sự cần cù, chịu khó, tỉ mỉ và sự say mê đặc biệt đối với nghề đã khiến anh trở thành người học trò sáng dạ được thầy Thạch quan tâm, chỉ dạy nhiều nhất. Bởi vậy, ngoài khả năng tạo ra những sản phẩm với đường nét sắc sảo, anh còn lĩnh hội được bí quyết làm nghề đặc biệt của người thợ Văn Hà – chế tác bàn xoay, điều mà cụ Thẩm cũng như bao thế hệ người làng Văn Hà mong mỏi.

Theo anh Tuấn, trong làng cũng có nhiều người theo học cụ Thạch, nhưng không phải ai cũng có thể làm được.

Trả lời câu hỏi về bùa, về "ma thuật" mà nhiều người đồn thổi được "ếm" trong chiếc bàn, anh Tuấn giải thích, thực sự, ngoài những kĩ thuật được truyền lại, mỗi người thợ như anh phải dốc sức học hỏi và "thẩm" được cái bí quyết riêng của nghề. "Chỉ cần cái bí quyết ấy thôi, thì chắc chắn,bàn sẽ xoay được", anh Tuấn khẳng định.

Nếu như cụ Thạch cho rằng bàn xoay phải làm bằng gỗ mít, nhất là thứ gỗ mít cũ đã dùng lâu năm được lấy từ phản nằm của các gia đình, cụ cũng cất công sưu tầm hàng chục phiến gỗ mít cũ để sử dụng cho việc đóng bàn thì anh Tuấn lại cho rằng, có thể làm bàn xoay từ bất kì loại gỗ nào, miễn và gỗ chắc và cứng.

"Phải như vậy, chứ gỗ mít ngày càng khó kiếm và đắt đỏ. Gỗ mít xưa được thầy (cụ Thạch) chọn vì thực ra, gỗ càng cũ, càng xưa thì càng nhẹ, và nhạy hơn, xoay nhanh hơn gỗ mới thông thường". 5 năm theo nghề mộc, qua năm thứ 6 anh mới tập tành đóng chiếc bàn xoay đầu tiên. Bàn làm ra xoay rất chậm, hai thầy trò một già một trẻ, nghiên cứu cả mấy ngày liền để tìm hướng khắc phục. Ngày chiếc bàn xoay được, anh mừng như bắt được vàng.

Người làng mình chủ yếu đóng bàn cho khắp nơi kiếm tiền mưu sinh, đến nay những chiếc bàn cổ còn lại ở làng vô cùng hiếm hoi, bởi không phải ai cũng có điều kiện sở hữu. Mong muốn của hai thầy trò là phục dựng được nghề đóng bàn xoay Văn Hà, món đồ làm nên danh tiếng của làng mình chứ không phải nhìn bí mật từ từ khép lại trước mắt khi không còn ai thạo nghề”.

Mặc dù lĩnh hội được đủ trình độ, kinh nghiệm để đóng bàn xoay, nhưng anh không chọn đây là nghề chính mà theo công việc chế tác gỗ nghệ thuật ở xưởng gỗ nho nhỏ của mình. Bởi, lý do làm một chiếc bàn xoay tốn khá nhiều thời gian và công sức, giá cả lại khá đắt đỏ do yêu cầu khắt khe của sản phẩm: đã là bàn xoay thì bàn phải biết… xoay, không xoay được thì bàn chả khác gì chiếc bàn ăn cơm thông thường.

Chiếc bàn nhìn đơn giản, nhưng đòi hỏi người thợ phải đặt cả cái tâm, dồn toàn bộ sự chú ý của mình vào trong ấy, tỉ mẩn đến từng chi tiết nhỏ, và phải nắm được cái bí quyết riêng, có như vậy bàn mới xoay được. Trung bình mỗi chiếc bàn có giá từ 20-25 triệu đồng, tôi bỏ ra khoảng 15-20 ngày làm ròng rã, chủ yếu làm bằng tay, rất hạn chế sự hỗ trợ của máy móc”, anh Tuấn cho biết.

Số lượng bàn xoay được anh “xuất xưởng” đã tới con số 5, chủ yếu theo đơn đặt hàng của những người biết tiếng và say mê bàn xoay Văn Hà. Anh cũng được những người bạn tập tành làm bàn xoay trong làng nhờ “xử lý” khi bàn họ làm ra không thể xoay.

M.L (theo Dòng đời)

 

Tin nổi bật