Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí quyết làm đẹp cổ xưa: Rùng mình với các trào lưu làm đẹp kinh dị trên thế giới

(DS&PL) -

Để có được vẻ đẹp đúng "chuẩn", phụ nữ từ Đông sang Tây thời nào cũng bất chấp những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là mất mạng.

Để có được vẻ đẹp đúng "chuẩn", phụ nữ từ Đông sang Tây thời nào cũng bất chấp những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là mất mạng.

Thời kỳ phục hưng: Trán cao, không lông mi

Trào lưu làm đẹp kì quặc của phụ nữ thời phụ hưng ở Châu Âu.

Có lẽ không có một cô gái nào muốn trào lưu làm đẹp của thời kỳ phục hưng quay trở lại. Vì cho rằng lông mi, lông mày là biểu tượng của sự lẳng lơ, thiếu đoan chính nên phụ nữ châu Âu thời Phục Hưng sẽ tìm mọi cách để xóa sạch chúng. Họ cạo sạch lông mày, dùng nhíp nhổ sạch mi bất chấp đau đớn. Họ cũng rất yêu chuộng gương mặt tròn và dài, họ thậm chí còn cạo đường viền tóc càng cao càng tốt để tạo vầng trán cao và rộng.

Tuy nhiên, đến khoảng thế kỷ thứ 16, phong trào này đã gần như biến mất khi mọi người bắt đầu quay lại tô vẽ lông mi và lông mày.

Nhuộm răng đen

Hàm răng đen nhưng nhức được nhiều phụ nữ coi là thanh lịch, đoan trang.

Ở Nhật, Việt Nam, Malaysia, miền nam Trung Quốc... thời xưa, phụ nữ phải nhuộm răng thành đen bóng mới được coi là khỏe mạnh, xinh đẹp. Trong các câu chuyện cổ tích được lưu truyền từ hàng nghìn năm trước ở Việt Nam, người dân đã có tục lệ ăn trầu cau và nhuộm răng, xăm mình.

Trong khi ở Nhật, tục lệ này bắt nguồn vào những năm đầu công nguyên, sau đó du nhập ra các nước lân cận. Tại đất nước mặt trời mọc, nhuộm răng còn được coi là một môn nghệ thuật với tên gọi Ohaguro. Đến khoảng đầu thế kỷ 20 thì nó bắt đầu bị cấm cản rồi dần biến mất.

Dùng thuốc nhuộm làm son môi

Son môi làm từ thuốc nhuộm được mệnh danh là nụ hôn thần chết. Đây là mỹ phẩm rất được ưa thích của phụ nữ Ai Cập cổ đại. Sản phẩm son môi này chứa nhiều kim loại nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Giày Chopine

Những quý cô sống vào thế kỷ thứ 15 - 17 ở Châu Âu thường xuyên đi một kiểu giày cao gót rất đặc biệt, có tên là chopine để bảo vệ chiếc váy dài lê thê khỏi bùn đất đồng thời cũng là một biểu tượng chứng minh địa vị trong xã hội.

Đôi giày Chopine có kiểu dáng rất đặc biệt, với phần gót được gắn ở đế giày, có chiều cao lên đến 50cm. Nhờ chiều cao này mà phụ nữ có thể giữ cho phần chân váy được sạch sẽ, không dính bùn đất. Tuy nhiên, khi sử dụng đôi giày này, họ phải bước đi rất cẩn thận, nếu không sẽ rất dễ bị ngã gây hậu quả khôn lường.

Giày cao gót của phụ nữ quý tộc Mãn Châu.

Trung Quốc phong kiến cũng có những đôi giày cao gót của phụ nữ Mãn Châu trông tương tự như giày chopine. Chiều cao gót giày tương ứng với địa vị xã hội.

Da trắng như sứ

Nữ hoàng Anh, Elizabeth I là tín đồ của làn da trắng như sứ.

Phụ nữ Anh sống vào thế kỷ 17 tôn thờ làn da trắng toát như sứ. Họ thường xuyên sử dụng những sản phẩm chứa chì và dấm để tẩy trắng da. Tuy nhiên, phương pháp này mang đến những hậu quả xấu xí về sau, đó là làn da chuyển dần sang màu vàng và khó có khả năng phục hồi.

Nữ hoàng Anh, Elizabeth I là một tín đồ của phương pháp làm đẹp này. Làn da mặt của bà đạt đến độ trắng cực đại.

Dùng thạch tín để làm đẹp

Vào thế kỷ 19, phụ nữ có sở thích làm đẹp rất kinh dị, đó là ăn thạch tín để gương mặt trông sáng hơn, mắt long lanh hơn và thân hình trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này gây nên hậu quả khôn lường, đó là thạch tín bị tích tụ trong tuyến giáp, gây ra bướu cổ và có thể gây tử vong.

Thời đại Victoria: Những chiếc váy xanh gây chết người

Vào thời đại Nữ hoàng Victoria, một chất nhuộm màu xanh đã được phát minh, giúp màu xanh trở thành xu hướng được yêu thích và được sử dụng rất nhiều để nhuộm màu trang phục. Để tạo ra những tấm vải màu này, người ta đã sử dụng một hỗn hợp bao gồm thạch tín và đồng rất độc hại.

Chất nhuộm này nếu tiếp xúc với niêm mạc mắt sẽ gây kích ứng và dần xâm nhập dưới da.

Đeo vòng cổ

Đeo vòng cổ - cách làm đẹp kinh dị trên thế giới.

Phụ nữ người Kayan ở Thái Lan có tập tục đeo vòng cổ từ khi còn là một bé gái. Qua các năm, số lượng những chiếc vòng trên cổ lại tăng dần. Đến khi trưởng thành, trên cổ họ sẽ có hàng chục chiếc vòng kim loại được ken chặt cứng. Người Kayan cho rằng cổ dài mới là cổ đẹp, vì vậy, việc đeo vòng được coi như một cách hữu hiệu để kéo dài cổ.

Tục lệ này làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cấu trúc xương của phụ nữ bởi sau nhiều năm đeo một khối lượng vòng kim loại quá nặng trên cổ, hai vai của người phụ nữ sẽ càng lúc càng bị xuôi xuống, cột sống cũng dễ bị cong vẹo, dẫn đến bệnh đau lưng kinh niên.

Căng môi

Khi đến tuổi dậy thì, các cô gái sẽ phải rạch môi dưới để nhét vào một chiếc đĩa gốm nhỏ.

Bộ tộc Surma ở Ethiopia (một nước thuộc Đông Phi) có tục lệ phụ nữ phải căng môi. Khi đến tuổi dậy thì, các cô gái sẽ phải rạch môi dưới để nhét vào một chiếc đĩa gốm nhỏ. Theo thời gian, khi vùng da ở môi bị kéo giãn, kích cỡ của chiếc đĩa cũng được tăng dần lên. Cô gái nào có chiếc đĩa ở môi càng to càng được coi là đẹp. Để có thể đeo những chiếc đĩa lớn, thường phụ nữ Surma phải chấp nhận nhổ 2-4 chiếc răng cửa ở hàm dưới.

Máy tạo lúm đồng tiền

Khoảng đầu thế kỷ 20 rộ lên cơn sốt má lúm đồng tiền. Một cô gái với đôi má in lúm đồng tiền được xem là biểu tượng của vẻ đẹp quyến rũ. Vào năm 1923, một thiết bị tạo ra lúm đồng tiền được phát minh nhằm đáp ứng sở thích làm đẹp này của chị em phụ nữ.

Đó là thiết bị được gắn lên mặt, hình chữ U, ép chặt vào mang tai, má và cằm để tạo hình má lúm. Phụ nữ phải sử dụng thiết bị này thường xuyên, trong một thời gian dài mới có thể tạo ra được má lúm. Và tất nhiên, họ phải chịu đựng các cơn đau và sự khó chịu trong suốt thời gian đó.

Bó chân

Trung Quốc là nơi có nhiều tục lệ lạ lùng, điển hình là tục bó chân. Để có được đôi chân thon nhỏ như ý muốn, nhiều phụ nữ từ thế kỷ thứ 19 trở về trước chấp nhận đau đớn để bó đôi chân của mình trong nhiều năm liền.

Hậu quả của việc bó chân khiến đôi chân của họ bị dị dạng và gần như tàn tật một phần do đi lại khó khăn hơn bình thường. Nó trở thành đại biểu cho tầng lớp quý tộc vì họ không cần làm gì, chỉ ngồi một chỗ và có người khác hầu hạ.

Ban đầu, trào lưu này chỉ phổ biến trong giới quý tộc nhưng sau đó lan rộng ra cả nước vì người ta cho rằng đôi chân bé nhỏ thon như đài sen mới là biểu tượng của sự đoan trang. Tuy nhiên, tục lệ này đã bị bãi bỏ vào đầu thế kỉ 20 do tính chất nguy hiểm của nó.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật