Núi Kailash là ngọn núi đầu tiên trong bốn ngọn núi thánh ở Tây Tạng, và đây cũng là ngọn núi thánh chung của bốn nền tôn giáo gồm Bon (hay còn gọi là Bôn giáo, tôn giáo bản địa của người Tây Tạng), Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo.
Nằm trong rặng Kailash thuộc dãy Himalaya, Kailash như một khối đá đen khổng lồ vươn sừng sững lên trời. Với độ cao gần 6.700 m, nơi đây nổi tiếng là một trong những ngọn núi linh thiêng theo tín ngưỡng Phật giáo. Ảnh:ShutterStock/Alexfe.
Cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000km về hướng Tây, núi Kailash có nghĩa là “viên ngọc quý tuyết vĩnh cửu” với nhiều bí ẩn. Ảnh: Zhihu
Theo truyền thuyết Phật giáo đây là nơi có thể tìm thấy thành phố của các vị Thần, là một thánh địa lưu giữ kho tàng tri thức huyền bí của cổ nhân, hay còn được gọi là núi Tu Di.
Truyền rằng đức Phật và 500 vị A-la-hán đã bay từ Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) đến núi Kailash. Sau đó, Đức Phật ngồi trên tảng đá ở phía trước ngọn núi Kailash và giảng dạy giáo lý cho các vị thần Naga đang cư ngụ tại hồ nước thiêng Manasarovar và hồ quỷ Lanka.
Núi Kailash còn được gọi là kho báu của tuyết trong tiếng Tây Tạng, và nó có nghĩa là pha lê trong tiếng Phạn cổ. Cùng với núi tuyết Meili, núi Animaqing và Gaduojuewo, chúng được gọi là bốn ngọn núi linh thiêng của Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: ShutterStock/Almazoff.
Theo các nhà địa lý, độ cao của núi Kailash sẽ thay đổi theo từng năm, nhưng trung bình là 6.666 m; khoảng cách từ Stonehenge đến núi Kailash là 6.666 km, tuy nhiên Kailash cũng cách Bắc Cực với khoảng cách tương tự - 6.666 km, đồng thời khoảng cách từ Kailash đến Nam Cực chính xác gấp đôi khoảng cách này - 13.332 km.
Kailash là ngọn núi linh thiêng của nhiều tôn giáo, nơi sinh ra nhiều dòng sông, những tôn giáo coi Kailash là ngọn núi thiêng đều tin rằng có những vị thần trong tôn giáo của họ đang ở đây nên ngọn núi này còn được mệnh danh là vua của những ngọn núi linh thiêng. Ảnh: ShutterStock/Almazoff.
Hàng nghìn người đã leo được tới đỉnh Everest cao 8.848 m, còn Kailash cao hơn 6.700 m thì chưa ai đặt chân đến. Nhiều truyền thuyết kể rằng, những người đặt chân lên con dốc dẫn lên núi đều phạm thượng và có thể chết. Vì thế, việc hành hương chỉ được phép quanh chân núi. Hiện nay, để bảo vệ sự linh thiêng của ngọn núi, chính quyền Trung Quốc ra lệnh cấm leo núi.
Mỗi năm, hàng nghìn người đến núi thiêng Kailash, nhưng chỉ có ít người chịu được gian khổ để tới sát chân núi. Số người đi bộ được hết vòng chân núi dài 52 km, lại càng ít. Ảnh: ShutterStock/Almazoff.
Nhiều người Tây Tạng tin rằng, phải đi hết con đường này trong vòng một ngày, nhưng khó ai làm nổi. Nhiều khách hành hương bản địa còn thực hiện nghi thức khó khăn. Sau mỗi bước đi, tín đồ lại phủ phục xuống, rồi nằm dài ra để các đầu ngón tay in dấu xuống tuyết. Sau đó, họ ngồi lạy, rồi đứng lên bước tới chỗ ngón tay mình in dấu và lại phủ phục xuống. Người khỏe cũng mất ít nhất một tháng mới đi được hết chân núi như vậy.
Như Quỳnh (T/h)