Núi Athos nơi mệnh danh là xứ sở của những người đàn ông. Ngọn núi xinh đẹp này nằm ở Đông Bắc Hy lạp. Nơi đây được thành lập như một thế giới riêng của tu sĩ từ những năm 800 sau Công nguyên, dưới thời Byzatine.
Thuộc bán đảo vùng Halkidiki, Đông Bắc Hy Lạp, núi thiêng Athos có chiều dài 60km, rộng từ 7-12km và có diện tích 390km2. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng Kito giáo lâu đời nhất trên thế giới, với niện đại từ thế kỷ 9.
Núi Athos nơi mệnh danh là xứ sở của những người đàn ông.
Đây là vùng đất thiêng liêng, mệnh danh là bán đảo Thánh bởi từ xưa kia, những tín đồ tôn giáo đã đến đây tu luyện. Về sau thấy khung cảnh ở đây tươi đẹp, yên tĩnh và thanh bình, không có sự xô bồ của thế giới bên ngoài nên họ đã lập ra hàng loạt các tu viện. Chúng tồn tại và phát triển tới tận bây giờ.
Tại Athos, có nhiều quy định tồn tại từ thời Byzantine nhưng khá xa lạ với thế giới hiện đại. Ví dụ như một ngày của họ chỉ bắt đầu được tính vào lúc hoàng hôn, nhưng kỳ lạ nhất chính là lệnh cấm phụ nữ đặt chân vào bán đảo linh thiêng này.
Theo truyền thuyết, Đức mẹ đồng trinh Mary không muốn cho những người phụ nữ sống tại đảo để tránh họ bắt chước mình. Cũng có truyền thuyết cho rằng sứ mệnh lớn nhất của các tu sĩ nơi đây là đi theo Chúa, và phụ nữ sẽ khiến họ khó có thể tập trung cho mục đích cao cả này. Vì vậy, những người đàn ông ở đây không muốn có tiếp xúc với những người khác giới.
Năm 1060, đạo luật cấm phụ nữ được ban hành, nhằm giúp các giáo sĩ nam tịnh tâm và đến gần với Chúa hơn. Điều đặc biệt là, không chỉ đơn thuần cấm phụ nữ, quy định này còn cấm cả những loài vật giống cái (trừ những động vật bay trên trời và mèo). Hoạn nhân, thậm chí cả đàn ông không có râu cũng không được đặt chân tới núi thiêng Athos.
Mục đích của việc đó là để những tu sĩ trở nên gần gũi với Chúa hơn, do đó họ cần phải tuân thủ một cuộc sống độc thân nghiêm ngặt. Phụ nữ bị cho là nguyên nhân khiến các tu sĩ trở nên xao lãng và cản trở sự giác ngộ tâm linh. Ngoài ra, tu sĩ phải mặc quần áo dài, màu đen để phản ánh cái nhìn từ cõi chết ra thế giới bên ngoài. Họ phải cầu nguyện từng phút trong ngày. Sau tám tiếng phục vụ ở nhà thờ, tu sĩ trở về nhà và tiếp tục cầu nguyện một cách âm thầm.
Về sau thấy khung cảnh ở đây tươi đẹp, yên tĩnh và thanh bình, không có sự xô bồ của thế giới bên ngoài nên họ đã lập ra hàng loạt các tu viện.
Dù vậy, vẫn có những người phụ nữ bất chấp luật cấm để đến hòn đảo. Theo đó, một người phụ nữ đã cải trang thành đàn ông để tới đây vào năm 1953. Sự việc trên đã khiến quốc gia này ra lệnh trừng phạt 12 tháng tù đối với những kẻ vi phạm.
Năm 2008, bốn phụ nữ Moldova đã bị những kẻ buôn người bỏ rơi trên bán đảo. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ những người phụ nữ này. Tuy nhiên một giới chức trách cho biết, các tu sĩ đã tha thứ cho họ về sự xâm phạm ấy.
Trên núi Athos không có đài radio, tivi, điện thoại. Nơi đây, người dân cũng không đọc báo giấy, giao thông không thuận tiện, phải đi bộ hoàn toàn. Các loại nhạc cụ cũng không được dùng, thuốc không được hút, cưỡi ngựa và ca hát cũng không được phép diễn ra.
Trong 20 tu viện thuộc quần thể này, phần lớn đều là của người Hy Lạp với 17 tu viện. Còn lại là của người Nga, người Serbia và người Bulgaria. Năm 1998, núi thiêng Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Năm 1998, núi thiêng Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Thức ăn ở đây chủ yếu là rau, thi thoảng sẽ có cá, nước và rượu vang. Hầu hết những thực phẩm này đều được trồng trong các trang trại của tu viện, thậm chí họ còn có vườn nho để làm rượu vang.
Phần lớn thời gian ở tu viện là để cầu nguyện, bởi vậy ban đêm là lúc vùng đất này trở nên yên tĩnh nhất. Ngoài cầu nguyện, các tu sĩ còn dành thời gian để dọn dẹp phòng khách, xây dựng, cải tạo tu viện, chuẩn bị bữa tối và làm rượu vang.
An ninh tại bán đảo Thánh Athos rất nghiêm ngặt. Nếu bạn là người lạ, từ nơi khác tự tiện đặt chân lên đảo mà chưa được phép thì người dân địa phương có thể sẽ sử dụng vũ lực tấn công. Còn nếu muốn tham quan, bạn cần thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp.
Theo đó, mỗi ngày chỉ có 100 du khách là người Hy Lạp, hoặc người theo Chính Thống giáo, được phép viếng thăm tại vùng đất này. Ngoài ra họ cần có giấy phép đăng ký từ trước.
Chỉ nam giới mới được phép vào tham quan và trải nghiệm khung cảnh tuyệt sắc tại núi Athos. Khi tới bến cảng Ouranoupolis - nơi những con thuyền khởi hành đến núi Athos, du khách sẽ phải xin giấy cư trú "Diamonitirio" với giá khoảng 30 Euro cho 4 ngày tham quan.
Còn với phụ nữ và trẻ em sẽ không được phép lên núi, nhưng họ có thể thăm thú các kỳ quan thiên nhiên quanh Athos, chiêm ngưỡng kiến trúc Byzantine độc đáo của các tu viện lân cận.
Quy định dành cho du khách nước ngoài càng khắt khe hơn. Mỗi tháng, núi thiêng Athos chỉ đón 10 du khách nam/ ngày và phải đăng ký trước một tháng. Bên cạnh đó, những du khách này phải có tướng mạo hiền lành, chân thật.
Ngoài ra, nơi này chỉ cho phép những người đàn ông có đạo đức và vẻ ngoài tử tế đến thăm, tham dự các buổi lễ, ăn cơm trưa cùng tu sĩ và thậm chí ở lại qua đêm trong tu viện. Còn với du khách nữ, họ phải ở bên ngoài và thăm quan từ trên thuyền.
Như Quỳnh (T/h)