Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bệnh viện Việt Tiệp bị “tố”... bỏ mặc bệnh nhân nguy kịch

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cho rằng các bác sỹ BV Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng thiếu trách nhiệm trước việc chữa trị và chối bỏ trách nhiệm với bệnh nhân nên người nhà bệnh nhân này đã làm đơn tố cáo.

(ĐSPL) - Cho rằng các bác sỹ bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng (BV Việt Tiệp) thiếu trách nhiệm trước việc chữa trị và chối bỏ trách nhiệm đối với bệnh nhân nên người nhà bệnh nhân này đã làm đơn tố cáo bệnh viện. Lãnh đạo bệnh viện trả lời: Bác sỹ trực tiếp giải quyết đơn thư của vụ việc này đã về hưu nên bệnh viện không nắm được?

>> BVĐK huyện Vĩnh Bảo: Tai biến là chuyện... đương nhiên (?!)

>> BVĐK Đồ Sơn: Thai nhi tử vong do "số đen", bác sỹ không có lỗi!

Gia đình bệnh nhân "tố" bác sỹ

Anh Trương Bá Thuyên (xã Thắng Thủy, Huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) đã làm đơn tố một số cán bộ y bác sỹ BV Việt Tiệp trực tiếp điều trị cho bố anh là ông Trương Bá Định (67 tuổi) đã thiếu trách nhiệm cứu chữa đối với bệnh nhân, đồng thời chối bỏ trách nhiệm về những gì đã gây ra trong quá trình điều trị. ông Định chữa trị bệnh liên quan đến tim mạch từ ngày 27/3 đến ngày 19/5/2014 tại BV Việt Tiệp.

Với tình trạng “tiền mất tật mang”, gia đình anh Thuyên đang phải chăm ông Định tại nhà.

Theo nội dung đơn của anh Trương Bá Thuyên, ngày 27/3/2014, ông Trương Bá Định được đưa đến khám sức khỏe định kỳ tại khoa khám bệnh chất lượng cao BV Việt Tiệp, thì được các bác sỹ tại đây chẩn đoán có dấu hiệu của bệnh tim mạch. Sau đó ông Định được chuyển tới khoa Tim mạch để điều trị. Đến ngày 28/3, các bác sỹ khoa Tim mạch chẩn đoán và kết luận ông Định bị bệnh mạch vành. Theo tư vấn của bác sỹ trực tiếp điều trị (bác sỹ Đặng Quang Hưng) thì ông Định nên làm thủ thuật đặt stent động mạch vành là an toàn, ít tổn hại đến sức khoẻ nhất. Theo bác sỹ thì ông Định cần được đặt hai stent tại hai vị trí khác nhau chia làm hai lần và mỗi lần làm thủ thuật chỉ kéo dài từ 20 đến 30 phút.

Cũng theo tư vấn của bác sỹ Đặng Quang Hưng, gia đình ông Định đã chọn gói can thiệp an toàn và ít có tai biến nhất với chi phí là khoảng 75 triệu đồng cho mỗi lần đặt. Cũng theo lời bác sỹ Hưng, khả năng bệnh tái phát sau 5 đến 10 năm chỉ là từ 5\% - 7\%. Tại thời điểm nhập viện, sức khỏe của ông Định hoàn toàn bình thường.

Sau hai lần đặt stent vào ngày 28/3 và ngày 3/4/2014 nhưng đến 16h10 ngày 3/4/2014, sau khi kết thúc quá trình đặt stent lần hai thì ông Định có những biểu hiện đau ngực. Đến 17h00 cùng ngày, các bác sỹ thông báo gia đình ông Định là phải tiến hành chọc hút dịch màng tim để cấp cứu. Đến 21h30 cùng ngày, bác sỹ thông báo không thể cầm máu mà phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để cấp cứu. Đến 23h00, bệnh nhân được chuyển từ khoa Can thiệp kỹ thuật cao sang khoa Phẫu thuật để phẫu thuật mở lồng ngực.

Đến 1h40 ngày 4/4/2014, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật thành công, tình trạng chảy máu được khắc phục. Ông Định được chuyển xuống khoa phẫu thuật lồng ngực để theo dõi, chăm sóc tình trạng sức khỏe tạm thời ổn định. Tuy nhiên, đến 11h30 ngày 4/4/2014, sau khi kiểm tra siêu âm, kết quả cho thấy trong ổ bụng ông Định có nhiều dịch máu, các bác sỹ chẩn đoán ông Định bị chảy máu ổ bụng chưa rõ nguyên nhân. Đến 14h10 cùng ngày, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật mở khoang bụng cấp cứu.

Nguyên nhân chảy máu ổ bụng được bác sỹ phẫu thuật xác định là do có hai vết rách mặt trên gan (mỗi vết kích thước dài 2cm). Tổn thương này được bác sỹ mổ nhận định xảy ra trong quá trình chọc hút dịch màng tim tại khoa Can thiệp kỹ thuật cao. Lúc này tình trạng của ông Định được bác sỹ trực tiếp phẫu thuật thông báo là rất nặng vì mất máu quá nhiều và trụy tim mạch.

Đến 15h15 cùng ngày, ông Định được chuyển từ khoa Phẫu thuật xuống khoa Hồi sức tích cực. Trong quá trình vận chuyển xuống tầng 1, gia đình bệnh nhân thấy các bác sỹ chỉ hỗ trợ bóp bóng thở mà không cho thở ô xy, không truyền thuốc vận mạch; tiếp đó, bệnh nhân lại phải nằm chờ tại hành lang khoa Hồi sức tích cực ngoại 10 đến 15 phút do không được chuẩn bị giường và máy móc hỗ trợ trước. Do vậy, khi vào đến giường bệnh, ông Định lại bị ngừng tim lần hai, sau 30 phút cấp cứu, tim đập trở lại cùng với đó là tình trạng suy đa phủ tạng, phải tiến hành lọc máu.

Theo như trần tình của anh Thuyên, từ ngày 4/4 đến ngày 8/4/2014, ông Định vẫn luôn ở trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh. Khoảng 17h ngày 8/4/2014, bệnh nhân được chỉ định chụp não để kiểm tra. Kết quả bác sỹ khoa Hồi sức tích cực ngoại thông báo ông Định chỉ bị phù não trái cục bộ không có nguy hiểm. Tuy nhiên, đến ngày 18/5, trải qua quá trình điều trị, gia đình nhận thấy tình trạng của ông Định chưa có tiến triển, vẫn phải mở khí quản để thở oxy, ăn qua xông, ho liên tục không dứt và có những biểu hiện thần kinh co giật liên tục. Lúc này, các bác sỹ trong khoa Ngoại hồi sức lại đề nghị với gia đình cho bệnh nhân về nhà điều trị tại nhà và khi gia đình có đề nghị xin ở lại bệnh viện để được điều trị tiếp thì bác sỹ cho biết: "Không khoa nào chịu nhận lại trường hợp của ông Định", nếu muốn ở lại thì gia đình phải tự đi liên hệ.

"Với thái độ như vậy chúng tôi cho rằng, bệnh viện cũng như các bác sĩ đã không có trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân nữa và đang có ý chối bỏ trách nhiệm về những gì đã gây ra cho bố tôi", anh Thuyên cho biết.

Trước thái độ và hành động thiếu trách nhiệm cứu chữa đối với bệnh nhân, cùng với tình trạng sức khỏe của ông Định ngày càng suy yếu, gia đình đã chuyển ông Định lên bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tiếp tục điều trị. Tại đây, các bác sỹ kết luận, bệnh nhân bị hôn mê, thở qua khí quản nhồi máu não nhân đuôi bán cầu não trái. Các bác sỹ xác định tình trạng của ông Định rất nặng, đặc biệt là tổn thương não do bị ngừng tim 30 phút, đó là một thời gian quá dài để duy trì sự sống não bộ. Sau đó ông Định được chuyển vào điều trị tích cực tại khoa Nội thần kinh A7 bệnh viện 108. Đến ngày 11/7/2014 ông Định được ra viện trong tình trạng đã rút được ống Krisaberg, bệnh nhân ăn ngủ được. Tuy nhiên, ý thức cải thiện chậm, không nói được, không đi lại được.

Người giải quyết vụ việc đã về hưu, trách nhiệm bệnh viện ở đâu?

Sau khi sự việc xảy ra, anh Trương Bá Thuyên đã có những kiến nghị cũng như đơn thư khiếu nại về chuyên môn và y đức của các bác sỹ tại BV Việt Tiệp Hải Phòng trong việc chữa trị cho bệnh nhân, gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ông Trương Bá Định nhưng đến nay phía bệnh viện vẫn chưa có lời giải thích nào với gia đình.

Trao đổi với PV về những nội dung mà gia đình bệnh nhân Trương Bá Định tố cáo, Giám đốc BV Việt Tiệp, PGS.TS Hoàng Đăng Mịch cho biết: "Về nội dung tố cáo phía bệnh viện cũng đã nhận được từ lâu và có giao cho bác sỹ Bùi Thanh Doanh, Phó Giám đốc bệnh viện làm rõ, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy báo cáo sự việc trên mặc dù hiện nay bác sỹ Doanh đã về hưu". Về vấn đề kết quả bệnh án của bệnh nhân giữa hai bệnh viện có sự khác nhau, liên quan đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các y bác sỹ trong quá trình chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân, người đứng đầu BV Việt Tiệp cho biết: "Cái này là hai bệnh viện phải làm việc với nhau thì mới rõ ràng được".

Lý giải về việc phía gia đình bệnh nhân không nhận được hồi đáp đơn thư khiếu nại, ông Mịch cho biết: "Chúng tôi đã gọi điện cho gia đình bệnh nhân này nhưng không liên lạc được".

Nội dung đơn thư có nói về việc bác sỹ bệnh viện từ chối chữa trị cho bệnh nhân, bác sỹ Mịch nói: "Cái này bệnh viện không nhận được phản ánh của gia đình bệnh nhân".

Nói rõ hơn về sự việc, ông Mịch cho biết, những người trực tiếp thụ lý, giải quyết đơn thư của gia đình anh Thuyên là ông Doanh hiện đã về hưu. Chính vì vậy, BV Việt Tiệp cần có thời gian để rà soát, kiểm tra lại!

Chuyện không tránh khỏi!?

PV báo Đời sống và Pháp luật đã trao đổi với một lãnh đạo sở Y tế Hải Phòng về các trường hợp tử vong bất thường ở một số bệnh viện trên địa bàn, vị lãnh đạo này cho rằng: Chuyện không tránh khỏi...

Tin nổi bật