Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bệnh ung thư buồng trứng có chữa được không? Chữa như thế nào?

(DS&PL) -

Tất cả những phương pháp điều trị Tây Y hiện nay chỉ có tác dụng “chữa lành bệnh”. Và “ không” có bất kỳ phương pháp, loại thuốc nào “chữa khỏi hoàn toàn” được ung thư

Hiện nay, nên y học trong nước và ngoài nước đã tiến triển, hiện đại hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp điều trị Tây Y hiện nay chỉ có tác dụng “chữa lành bệnh”. Và “ không” có bất kỳ phương pháp, loại thuốc nào “chữa khỏi hoàn toàn” được bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư buồng trứng. 

Chưa có phương pháp nào chữa khỏi được hoàn toàn bệnh ung thư buồng trứng

Theo tổ chức y tế thế giới cho biết: Bệnh ung thư được coi là chữa khỏi phải thỏa mãn đầy đủ 2 điều kiện sau:

- Không phát hiện thấy tế bào ung thư có trong cơ thể.

- Bệnh không bị tái phát lại sau ít nhất 5 năm.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh “dễ tái phát lại” và khi bị lại bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng, điều trị phức tạp hơn lần đầu tiên rất nhiều. Do đó, không ai dám khẳng định bệnh sẽ không bị tái phát lại nếu không có biện pháp phòng ngừa sau điều trị tốt. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, bệnh được phát hiện sớm nên cơ hội chữa lành bệnh cao hơn rất nhiều và có thể “sống chung với ung thư” một cách khỏe mạnh thêm nhiều năm liền. Do đó, bệnh nhân và gia đình không nên lo lắng quá, bởi tâm lý tinh thần cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị và thời gian sống của người bệnh ung thư buồng trứng. 

* Bệnh nhân ung thư buồng trứng sống được bao nhiêu năm: Con số chính xác nhất

* Điều trị ung thư buồng trứng bằng hóa chất có thực sự tốt không? 

Chữa bệnh ung thư buồng trứng bằng cách nào?

Các phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị ung thư buồng trứng bao gồm: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Đặc điểm của từng phương pháp:

- Phẫu thuật: cắt bỏ toàn bộ hay 1 bên buồng trứng. Áp dụng đối với trường hợp khối u khu trú chưa di căn, khối u còn nhỏ, sức khỏe của bệnh nhân chưa ảnh hưởng nhiều. Thông thường những bệnh nhân chẩn đoán sớm sẽ được chỉ định cho phương pháp này và tỷ lệ điều trị bệnh thành công cao.

- Xạ trị: Sử dụng tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Tiêu diệt ở những nơi có mật độ tế bào ung thư cao tức khối u khu trú. Thông thường xạ trị sẽ được kết hợp với phẫu thuật hay hóa trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Điều trị ung thư buồng trứng theo phương pháp nào dựa vào nhiều yếu tố: Giai đoạn phát hiện bệnh, thể trạng bệnh nhân, mong muốn bệnh nhân, sự phát triển của tế bào ung thư, mức độ tiếp phù hợp với cơ thể,...

- Hóa trị: Phương pháp phổ biến để điều trị cho những trường hợp bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Bởi hóa chất sẽ theo đường máu đến để tiêu diệt tế bào ung thư nhờ dựa vào đặc điểm sự tăng nhanh về số lượng tế bào trong cơ thể. Do đó, cũng làm tổn thương đến một số cơ quan khỏe mạnh có đặc tính phát triển nhanh như tế bào ung thư như: nang lông, nang tóc, niêm mạc ruột, tủy xương,..... 

Vì vậy mà khiến bệnh nhân phải nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian, chi phí và hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng. Do đó, bệnh nhân cần phải có phương pháp cải thiện tác dụng phụ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều phương pháp khác được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng như: 

- Liệu pháp hormon( thường được kết hợp với phương pháp khác đề ngừa tái phát). 

- Liệu pháp miễn dịch ( vừa đoạt giải Nobel y học 2018, tuy nhiên chi phí điều trị đắt đỏ và tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện).

- Liệu pháp điều trị đích ( có thể hạn chế được tác dụng phụ của hóa trị nhưng chi phí cao hơn hóa trị rất nhiều,....

Mặc dù chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi được hoàn toàn bệnh ung thư buồng trứng. Nhưng nếu bệnh nhân được phát hiện sớm. có phương pháp điều trị đúng và cách phòng ngừa sau điều trị thích hợp thì khả năng bệnh nhân sống thêm nhiều năm là khá cao nên bệnh nhân và gia đình cũng không nên quá lo lắng.

Phạm Hưng

Tin nổi bật