Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bệnh sốt xuất huyết: Dễ thành ổ dịch nếu “nuôi” muỗi trong nhà

(DS&PL) -

Muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi ở những khu vực có nhiều người ở đô thị hoặc nông thôn. Nhiều người “nuôi” muỗi này mà không biết.

Muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi ở những khu vực có nhiều người ở đô thị hoặc nông thôn. Nhiều người “nuôi” muỗi này mà không biết.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng, v.v có nước đọng). Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng. Trong suốt đời chúng, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Muỗi trưởng thành “thường” trú đậu ở những chỗ tối trong nhà (tủ, hốc, gậm giường, sau rèm). Ở những chỗ đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt, giúp chúng sống lâu hơn và khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và truyền cho người khác cũng tăng lên.

Vì vậy, vô hình chung nhiều người đã “nuôi” muỗi trong nhà vì quên đổ nước cắm hoa, nước ở bể cảnh không thả cá…Đặc biệt những người ở nơi cư trú gần ao hồ nước đọng cũng là nạn nhân của muỗi Aedes.

Do vậy, việc giữ gìn môi trường sống là quan trọng để phòng bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh số xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn thường trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Những dấu hiệu phát hiện sớm sốt xuất huyết

Cần phải nghi ngờ dịch sốt xuất huyết Dengue trong cộng đồng khi thấy nhiều người bị sốt cao đột ngột chưa rõ nguyên nhân, sốt kéo dài từ 2-7 ngày, đồng thời kèm theo các biểu hiện xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu lợi, xuất huyết dưới da, đái máu, nôn máu, rong kinh hoặc có vết bầm tím quanh nơi tiêm chính.

Càng nghi ngờ khi thấy những trường hợp sốt mà không đáp ứng điều trị đặc hiệu với các bệnh như viêm họng, viêm phổi, sốt rét hoặc có người bệnh tử vong trong vòng một tuần sau khi sốt kèm theo xuất huyết chưa rõ nguyên nhân.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách: Nằm nghỉ ngơi; Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.

Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.

Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Biểu hiện (thể bệnh) của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục

3/8/2017, UBND tỉnh Hà Nam quyết định công bố dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. Đây là địa phương đầu tiên trong năm 2017 công bố dịch. Ảnh: GĐ XH

Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)

          - Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.

          - Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

          - Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 - 40%); Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Về phòng bệnh: Đậy kín các lu, hủ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.

Nếu ở gần nơi đầm ao hồ, cần giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ.

Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi; khi vào mùa mưa cần xịt thuốc chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng.

Nam Anh

Tin nổi bật