Dương Dương (4 tuổi, ở Quảng Châu, Trung Quốc) nhảy lên giường chơi vui vẻ sau khi ăn tối. Tuy nhiên, vừa chơi được một lúc, cậu bé xuất hiện triệu chứng nôn và đau bụng. Do tình trạng lúc đó của bé không nghiêm trọng nên gia đình cũng không quá để tâm.
Các triệu chứng của Dương Dương đến ngày hôm sau vẫn chưa thuyên giảm nên gia đình đã đưa cậu bé đến bệnh viện kiểm tra. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán Dương Dương mắc chứng tắc ruột cấp tính, có liên quan đến một lượng lớn dịch cổ trướng.
Ngay lập tức, các bác sĩ sắp xếp ca phẫu thuật cho Dương Dương. Trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện có một lỗ thủng ở máng treo ruột non của bé trai, nhiều khả năng do ruột non chứa đầy thức ăn bị đẩy vào lỗ thủng, ruột non bị xoắn dẫn đến tình trạng hoại tử đen sì khoảng 150cm, một lượng lớn mủ màu đỏ sẫm chảy ra trong khoang bụng.
Sau 2 tiếng phẫu thuật, tình trạng của Dương Dương cơ bản ổn định, phần ruột non hoại tử đã được các bác sĩ cắt bỏ. Được biết, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bé trai đã vận động mạnh ngay khi vừa ăn xong.
Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non bị hoại tử. Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết cậu bé bị sa mạc treo ruột non, thêm vào đó do vận động mạnh sau khi ăn, ruột non có nhiều chất xâm nhập vào gây khó tự liền lại và xảy ra hiện tượng hoại tử lồng ruột. Vì thế, bé trai cần phải được loại bỏ nhiều phần ruột non kịp thời.
"Nếu trẻ đến muộn hơn, có thể bị sốc nhiễm độc nặng hơn, dẫn đến suy đa phủ tạng và cuối cùng là nguy hiểm đến tính mạng", bác sĩ nói.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo sau khi ăn, tốt nhất 1 tiếng sau mới nên vận động mạnh để giảm những ảnh hướng đối với sức khỏe. Vận động gắng sức sau bữa ăn sẽ tạo ra sự phân bố lại lưu lượng máu đi khắp cơ thể, máu tăng tốc đến các cơ xương trong khi lượng máu ở dạ dày và các cơ quan nội tạng bị giảm tương đối.
Việc này làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, hoạt động yếu đi, thức ăn không được xay nhuyễn, tiêu hóa và hấp thụ không hoàn toàn. Về lâu dài có thể gây khó tiêu, tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa mãn tính, sau đó là viêm dạ dày, loét dạ dày và thậm chí là thủng đường tiêu hóa.
Vận động gắng sức sau bữa ăn có thể làm nặng thêm tình trạng khó chịu ở bụng do bệnh lý đường tiêu hóa ban đầu, đặc biệt nguy hiểm đối với người có vấn đề về dạ dày, bị bệnh tim mạch vành, cao huyết áp, xơ cứng động mạch não, tiểu đường, thiếu máu và hạ huyết áp.
Bên cạnh tránh vận động mạnh và với cường độ cao, các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên làm những việc này sau khi ăn:
Đi tắm
Lượng máu lớn được điều chuyển đến đường tiêu hóa sau bữa ăn, nếu da bị kích thích bằng nước nóng vào lúc này thì mạch máu sẽ giãn ra, một phần máu có thể chảy lên bề mặt cơ thể. Máu lên não sẽ ít hơn, dễ khiến bạn ngất xỉu, ảnh hưởng xấu tới chức năng tiêu hóa.
Nằm dài
Nếu bạn nằm dài ngay sau khi ăn và thực hiện hành động này trong thời gian dài thì có thể khiến chức năng của cơ vòng thực quản dưới giảm sút, gây trào ngược dà dày cũng như các triệu chứng như trào ngực axit, ợ chua.
Ăn cố
Thức ăn quá nhiều sẽ gia tăng gánh nặng tiêu hóa cho đường tiêu hóa, dẫn đến thời gian tiêu hóa bị kéo dài, ảnh hưởng tới bữa ăn tiếp theo và dễ gây tăng cân.
Hút thuốc
Thuốc lá chứa 93 loại chất độc hại và 78 loại chất gây ung thư. Cơ thể con người đang ở trạng thái tiêu hóa và hấp thụ sau bữa ăn, lúc này quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất cơ bản của cơ thể con người sẽ tăng tốc. Hút thuốc ngay sau khi ăn không chỉ hại phổi mà chất độc sẽ đi tới các bộ phân khác trong qua đường máu, gây hại cho cơ thể.
Uống nhiều nước
Bạn không nên uống nhiều nước khi vừa ăn xong vì sẽ làm loãng dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dễ gây chướng bụng. Nếu thấy cần phải uống nước thì bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải, không uống quá nhiều cùng lúc.
Bạn cũng cần tránh uống trà đậm sau bữa ăn. Chất đạm trong thức ăn kết hợp với chất tannin trong trà tạo thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất đạm. Cách đúng là uống trà sau bữa ăn ít nhất nửa tiếng, không nên uống quá nhiều, cố gắng uống trà nhạt.
Lái xe
Bạn rất dễ cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn vì não bộ lúc này thiếu máu cung cấp. Bên cạnh đóm khả năng phản ứng khi buồn ngủ của cơ thể cũng sẽ suy giảm. Lái xe vào thời điểm này rất dễ mắc sai lầm, nếu không phản ứng kịp trong các tình hướng khẩn cấp thì vô cùng nguy hiểm.
Ăn trái cây
Sau bữa ăn, dạ dày chứa đầy thức ăn, lượng đường trong máu cũng dần tăng cao. Ăn trái câp ngay lập tức sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, đồng thời khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn, về lâu dài dễ gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa, tiểu đường.
Đinh Kim (T/h)