Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé 4 tuổi bị đánh dã man: Có tiền, tình thương lại ngập tràn (?!)

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Việc bà ngoại và cha ruột bé Kim Ngân 4 tuổi bị bạo hành dã man tìm đến bệnh viện, giành quyền chăm sóc cháu và... giành luôn cả quyền giữ tiền ủng hộ khiến nhiều người bất bình.

(ĐSPL)- Việc bà ngoại và cha ruột bé Kim Ngân 4 tuổi bị bạo hành dã man tìm đến bệnh viện, giành quyền chăm sóc cháu và... giành luôn cả quyền giữ tiền ủng hộ khiến nhiều người bất bình.

PV báo Đời sống và Pháp luật đã có mặt tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để tìm hiểu nội dung vụ việc. Một lần nữa, câu chuyện về tiền từ thiện lại dấy lên sự nhức nhối đối với những người có lòng nhân...

Có tiền từ thiện, tình thương lại ngập tràn?

Trước khi vụ việc này xảy ra, nhiều trường hợp người làm từ thiện phải nhận quả đắng vì tiền không được sử dụng đúng mục đích, ý nghĩa thực của nó. Cách đây hơn một năm, nhiều người còn nhớ vụ việc người mẹ trẻ tên Nguyễn Trần Hoài Th. lên mạng Facebook kể lể bệnh tình của con, mong muốn mọi người giúp đỡ để con trai là bé Coca (tên thật là Hồ N.) có thể chữa trị bệnh tim bẩm sinh, cấp độ nặng.

Được sự giúp đỡ của các hội cha mẹ trên Facebook và những nhà hảo tâm khác, số tiền quyên góp cho bé Coca nhanh chóng vượt xa số tiền cần thiết để mổ cho bé, lên tới gần 240 triệu đồng (trong khi số tiền cần cho ca mổ đầu tiên chỉ là 55 triệu đồng). Sẽ là một câu chuyện đẹp về tình người nếu như không có thông tin tố chị Th. đã dùng tiền ủng hộ cho con để mua đồ xa xỉ như iPhone, iPad sử dụng cho riêng mình khiến những người đã ủng hộ tiền cho con Th. có cảm giác bị lừa. Vụ việc dấy lên, lùm xùm trong suốt một thời gian dài. Sau đó, những người làm công tác từ thiện cũng đã cảnh giác hơn.

Câu chuyện cháu Hào Anh bị vợ chồng chủ trại tôm giống ở Đầm Dơi (Cà Mau) đánh đập dã man năm nào, gần đây lại khiến dư luận xôn xao vì hành vi ngược đãi "đuổi cha mẹ ra khỏi nhà". Chắc chắn rằng, trong số những người đã từng đóng góp cho Hào Anh số tiền lên tới 800 triệu đồng, không ai có thể ngờ rằng, cậu bé với những vết thương, sẹo bầm giập, chằng chịt khắp người lại có ngày dùng số tiền ấy để đi mua xe, đổi điện thoại, tiêu xài phung phí. Sau khi lên báo xin lỗi cha mẹ, mời cha mẹ trở về nhà, những tưởng Hào Anh sẽ thay đổi. Tuy nhiên, thông tin mới đây nhất ngày 15/9, Hào Anh lại "nướng" toàn bộ số tiền 50 triệu đồng cuối cùng, "đòi" lại được từ gia đình bạn gái vào việc mua xe ga mới và ăn chơi thay vì dùng để chữa mắt như đã hứa. Nhiều người lắc đầu: "Chúng ta đã cho Hào Anh tiền, nhưng không cho Hào Anh được một nhân cách biết trân trọng những thứ mà xã hội mang đến".

Còn nhớ, trường hợp thai phụ Hà Thị Ng. ở Hải Phòng bị bại não khi đã mang thai tới tuần thứ 32 khiến nhiều người không khỏi thương xót. Thai phụ bị hôn mê với vết loét lớn sau lưng bị hoại tử đã dấy lên sự thương cảm của mọi người. Sau lời kêu gọi của "cô bé bán khoai" và được báo chí vào cuộc, thai phụ này đã được ủng hộ số tiền lên tới 398 triệu đồng.

Có hay không chuyện giành tiền ủng hộ?

Dư luận đang xôn xao chuyện bà ngoại bé Ngân đòi quản lý số tiền mà người hảo tâm quyên góp cho bé. Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Kim Hoa, người trông coi căn phòng bé Ngân cho biết: "ông bà ngoại tính giành số tiền người hảo tâm quyên góp cho đứa trẻ, nhưng công an ai mà cho phép. Số tiền ấy chắc để đóng tiền viện phí và chăm sóc cho đứa trẻ".

PV đã trao đổi với người trực tiếp đưa bé Ngân đi viện và chăm sóc mấy ngày qua là anh Nguyễn Duy Hưng. Anh Hưng cho biết: "Vì Thành lên nên tôi giao bé để cho Thành chăm sóc. Bởi vì ông bà ấy chỉ vì số tiền người ta quyên góp. Khi tôi cùng vợ chăm sóc cho bé Ngân, Thành chưa lên, ông bà ngoại của bé đi xung quanh bệnh viện nói với mọi người rằng, vợ chồng tôi không minh bạch. Nghe thế, vợ tôi tức quá mới giao hết tiền mọi người quyên góp đưa cho bà ấy giữ. Cũng chỉ mới sáng nay (17/9) lúc tôi đang ở bệnh viện, tôi kiến nghị với Thành và bên phía công an là đưa số tiền ấy vào ngân hàng, tạo một tài khoản riêng thì mới được thực hiện".

Bé Ngân nằm thiêm thiếp vì quá mệt sau những cơn ác mộng.

PV đã tìm gặp anh Trần Văn Tố (tên thường gọi là Thành, người nhận là cha ruột bé Ngân, 31 tuổi,
quê Sóc Trăng), anh Tố cho biết: "Từ khi tôi lên chăm con, ông bà ngoại bé Ngân không hề nói gì". Anh Tố cũng cho biết, vì chưa ly dị với vợ nên ông bà ngoại biết quyền nuôi con sẽ thuộc về anh. Anh Tố ngậm ngùi: "Đã có lần khi thăm con, tôi thấy bé Ngân khóc, muốn đưa nó về nhà chăm sóc nhưng vợ tôi không chịu nên tôi đành lâu lâu ghé thăm con một lần. Gia đình tôi tan vỡ cũng là bởi cô ấy có những mối quan hệ không lành mạnh. Trước đây, cô ấy cũng yêu thương bé Ngân nhưng không hiểu sao gần đây lại xảy ra chuyện đau đớn thế. Hiện tại ở dưới quê nhà Sóc Trăng tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng, công việc của tôi hiện tại ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) cũng ổn định nên về mặt kinh tế cũng không phải lo lắng gì. Đứa con đầu của tôi, tức là anh trai ruột của bé Ngân năm nay đã 8 tuổi, tuy sống với ông bà nội nhưng cháu học rất giỏi".

Anh Tố trao đổi với PV về việc ông bà ngoại bé Ngân đòi quản lý tiền.

"Tiền bạc bao nhiêu thì bên chính quyền cũng ghi nhận hết, rồi họ gửi ngân hàng theo một tài khoản riêng và ngay cả tôi cũng không được đụng vào. Sau này, số tiền ấy sẽ được lo cho cháu ăn học nên người. Sau khi cháu khỏi bệnh thì tôi sẽ đưa về Sóc Trăng để bù đắp những gì con phải chịu bấy lâu nay. Tôi nghĩ, sự ủng hộ của những người hảo tâm thật đáng trân trọng và tôi vô cùng biết ơn. Nhưng nếu số tiền ấy không có đi chăng nữa thì bằng giá nào tôi cũng phải lo cho con tôi, đã từng bao nhiêu lần tôi giành giật đứa con nhưng giành không được thôi, chứ không phải vì số tiền đó mà tôi mới nhìn con tôi", anh Tố chia sẻ thêm.

Không thể đánh đồng tất cả các trường hợp

Với những trường hợp như Hào Anh, như mẹ cháu bé mổ tim ở Đà Nẵng, ông Lê Quý Đức (Học viện chính trị, Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại quy trình "xin-cho" tiền từ thiện. Theo ông Đức, đã đến lúc chúng ta cần có các tổ chức xã hội được quản lý chặt chẽ để đứng ra nhận, giữ hộ và kiểm soát việc chi tiêu của những cá nhân được ủng hộ, tránh việc lòng tốt bị lợi dụng. "ở các nước, việc sử dụng tiền sai mục đích ủng hộ, từ thiện ban đầu hoàn toàn có thể khép vào tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. ở Việt Nam thì những ràng buộc về tiền từ thiện vẫn còn bị bỏ ngỏ", ông Đức cho biết.

Đồng quan điểm với PGS.TS Lê Quý Đức, TS. Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học, Học viện Báo chí tuyên truyền cho rằng: "Trước nay, chúng ta mới chỉ từ thiện theo cách truyền thống là có người cần thì cho nhưng lại không cách nào kiểm soát được số tiền sử dụng ra sao. ở các nước phát triển, việc này được thực hiện rất chặt chẽ. Thông qua các tổ chức xã hội, việc sử dụng tiền từ thiện buộc phải có giấy tờ, sổ sách, hoá đơn để tránh tình trạng bị chiếm đoạt, lạm dụng. Kể cả việc người thân của người được ủng hộ cũng phải tuân theo quy trình này khi muốn sử dụng tiền cho các mục đích khác nhau của người được ủng hộ. Việc đồng tiền bị sử dụng sai mục đích, có thể xuất phát từ tâm lý tiêu dùng của người dân, đặc biệt là nhóm người nghèo. ở các nước, tiền cho tiêu dùng chỉ chiếm 30\% thu nhập của người dân nhưng ở Việt Nam thì lên tới 85\%. Vì vậy, khi có tiền người ta lập tức nghĩ tới tiêu để thoả mãn nhu cầu "thiếu" của bản thân. Một phần khác, do lòng tham phát sinh của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan". ông Minh nhấn mạnh: "Đã đến lúc chúng ta phải có một quy trình kiểm chứng, quản lý, nhận và thu chi tiền từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn một cách chuyên nghiệp và minh bạch".

Đồng tiền không bạc

Theo PGS.TS Lê Qúy Đức, nguyên Phó viện trưởng Viện Văn hoá và phát triển (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) thì, chỉ mới qua những trường hợp đáng tiếc về việc "lạm" tiền quyên góp, từ thiện thì không thể "cào bằng" cho tất cả những trường hợp đã được xã hội giúp đỡ. Thực tế, có nhiều trường hợp, người được quyên góp đã từ chối nhận số tiền "thừa" (theo đơn thuốc chữa bệnh...). Hoặc đem chia sẻ cho những người có cùng cảnh ngộ. Đơn cử như trường hợp gia đình sản phụ bị viêm não Nhật Bản tên Hà Thị Ng. như báo chí đã nêu. Với việc đóng góp 100 triệu đồng trên tổng số 398 triệu đồng do các nhà hảo tâm đóng góp, gia đình sản phụ Hà Thị Ng. đã tạo nên một nghĩa cử đẹp, khiến số tiền quyên góp càng ý nghĩa hơn. Đồng tiền vốn không hề "bạc", không hề "tham" mà chỉ có người tiếp nhận nó "bạc" hay "tham" mà thôi.

Tin nổi bật