Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bầu Đức nói gì khi đường của HAGL "có điều gì chưa ổn"?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bầu Đức vừa lên tiếng phản hồi khi sản phẩm đường của HAGL bị Hiệp hội Mía Đường Việt Nam nghi ngờ "có điều gì chưa ổn?".

(ĐSPL) - Bầu Đức vừa lên tiếng phản hồi khi sản phẩm đường của HAGL bị Hiệp hội Mía Đường Việt Nam nghi ngờ "có điều gì chưa ổn?".

Năm 2013, trong tổng doanh thu của HAGL do ông Đoàn Nguyên Đức làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, mía đường chiếm vị trí chủ đạo. 

Trong bài viết “Khẩn trương đổi mới ngành mía đường Việt Nam” đăng ngày 28/2 trên website của Bộ Công thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, nhà máy mía đường của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại Lào là “một doanh nghiệp Việt Nam” đầu tư, vay vốn từ ngân hàng Việt Nam, đã và đang tạo công ăn, việc làm cho hàng nghìn lao động của cả hai nước, trong đó đa phần các cán bộ kỹ thuật canh tác mía và vận hành nhà máy là người Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Tú, nhà máy đường của HAGL đầu tư tại Lào thành công cũng có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam thành công và ngược lại nếu thất bại thì doanh nghiệp Việt Nam thất bại, ngân hàng Việt Nam mất tiền, người lao động Việt Nam mất việc và gánh nặng thuộc về nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, việc nhập khẩu đường của HAGL thực chất cũng chỉ là đường do Việt Nam sản xuất.

"Vì vậy, ngành mía đường và doanh nghiệp Việt Nam thay vì trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước trước hết nên tập cạnh tranh với HAGL tạo áp lực tái cơ cấu, mua bán, sát nhập nhằm mở rộng quy mô đầu tư, tăng cường hiệu quả", Thứ trưởng viết.

Sau bài viết này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản dài 9 trang phản hồi về những quan điểm của Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú.

Theo ông Nguyễn Hải – Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, những thông tin, quan điểm của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú trong bài viết trên chỉ là những lập luận rút ra từ “thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng tính chính xác”.

Bởi theo ông Nguyễn Hải, ngay xét đến khía cạnh giá cũng có nhiều khái niệm khác nhau (giá thành, giá tiêu thụ nội địa, giá thương mại thế giới...) vì thế cần phân biệt và hiểu cho đúng. Xét về giá thành đường, Việt Nam hiện nay cao hơn một số nước trong khu vực, thế giới, song không phải quá cao. Còn giá đường tiêu thụ nội địa, hiện Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới, chỉ cao hơn một số nước như Ấn Độ, Brazil…

Nói đến chuyện các doanh nghiệp mía đường trong nước phải học tập và cạnh tranh với HAGL khi phát triển thành công mía đường tại Lào, ông Nguyễn Hải cho rằng, so sánh như vậy là thiếu cơ sở do điều kiện cơ bản của 2 đối thủ cạnh tranh hoàn toàn khác nhau.

Trong thời gian qua, để tồn tại và hội nhập trong tình trạng nạn đường lậu hoành hành, các nhà máy đường đã tự nâng cấp, mở rộng, đầu tư công nghệ và thiết bị mới nên nhìn chung về phía công nghiệp phần lớn các nhà máy đường hiện nay đã thay đổi, không thể đánh giá là lạc hậu như một số nhận định.

“Một số nhà máy đường có công suất lớn, công nghệ và thiết bị còn hiện đại hơn nhiều nhà máy đường của các nước trên thế giới kể cả nhà máy đường của Hoàng Anh Gia Lai xây dựng tại Lào”, văn bản nêu rõ.

Cùng với đó, Hiệp hội này cũng cho rằng, nếu giá đường của HAGL tại Lào thấp như HAGL công bố thì tiêu thụ ở đâu cũng dễ dàng, chứ không cần đưa về tiêu thụ tại Việt Nam. Tại sao HAGL không xuất khẩu trực tiếp vào các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia nhập khẩu đường hàng năm với số lượng gấp hàng trăm lần sản lượng của Hoàng Anh Gia Lai sản xuất?

Riêng giá tiêu thụ nội địa của Việt Nam, hiện giá bán sỉ cấp 1 từ các nhà máy đường không cao, nhưng giá bán lẻ ra tới thị trường bị đẩy lên 50-60\% so với giá sỉ, sở dĩ là do khâu trung gian thương mại ăn chênh lệch. “Đây là phạm vi của quản lý thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương quản lý, để người tiêu dùng được ăn đường giá rẻ thì yếu tố quan trọng nhất làm ngay sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn là Bộ Công thương nên có biện pháp để quản lý chặt để triệt nạn đầu cơ làm giá nếu có, không loại trừ bất cứ doanh nghiệp nào có liên quan”- Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam nêu quan điểm.

"Phải chăng sau tiềm lực mạnh mẽ của sản phẩm đường của HAGL còn có điều gì chưa ổn? Nếu đường của HAGL với giá thành thấp như thế, có một số ý kiến cho rằng nhập đường này về để dân Việt Nam được ăn đường giá rẻ, liệu HAGL có bán đường giá rẻ như ý kiến mong đợi đó cho dân Việt Nam không? Hay là bán theo giá của thị trường Việt Nam?", Hiệp hội Mía Đường Việt Nam cho biết.

Từ đó, Hiệp hội này cho rằng, đối với đường của bầu Đức tại Lào nếu cho nhập về Việt Nam thì phải áp dụng như đường các nước trong khối ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam trong lượng hạn ngạch thuế quan hằng năm và áp dụng thuế nhập khẩu theo ATIGA và hiệp định song phương giữa Việt Nam và Lào là đã được ưu đãi nhiều so với xuất xứ các nước khác trong khối ASEAN, chứ không thể xem đó là đường sản xuất trong nước.

Trao đổi với PV VTC News về vấn đề trên, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAGL cho biết, ông không muốn bình luận về quan điểm của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Và ông cũng không quan tâm.

Tuy nhiên, có một điều, ông Đức nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó chính là: “Tôi không xin xỏ gì ở Việt Nam”. Như vậy có nghĩa HAGL không cố đưa đường về Việt Nam bằng mọi giá. Ông Đức không tiết lộ thị trường tiêu thụ chính của đường HAGL.


Tin nổi bật