Tác dụng chữa bệnh của rau tầm bóp
Báo Lao động dẫn lời bác sĩ Lê Hữu Nghị - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng - cho biết: Cây tầm bóp đã và đang được nhiều người, nhiều gia đình sử dụng như một món ăn rau rừng. Một số nước, quả tầm bóp trở thành vũ khí chống ung thư và bệnh tiểu đường.
Trong cây tầm bóp chứa nước, đạm, đường, chất béo, xơ, khoáng chất cùng a.phenolic, flavonoid, vtm C, A, steroid....
Ảnh minh họa.
Giúp phòng bệnh tim mạch, giảm cholesterol: Cây tầm bóp chứa một lượng lớn vitamin C và axit phenolic, Phytosterol giúp loại bỏ các gốc tự do làm giảm cholesterol trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng tránh được các bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Giúp hỗ trợ điều trị ung thư: Trong cây có nhiều chất chống oxy hóa từ flvonoid, beta - caroten có lợi trong đều trị một số bệnh ung thư: Phổi, dạ dày, gan, đại tràng, hầu họng...
Giúp hạ sốt, giảm viêm: Tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.
Ảnh minh họa.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường: trong cây có physalis angulate có vai trò làm ổn định đường huyết.
Ngoài ra, theo thông tin từ website Bệnh viện Đa khoa Medlatec, ăn rau tầm bóp còn tốt cho mắt. Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp tương đối dồi dào. Đây là chất đặc biệt tốt cho sức khỏe đôi mắt. Vitamin A tác dụng ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.
Những lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp
Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Lê Hữu Nghị lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp:
Tránh người có cơ địa dị ứng.
Nếu sau sử dụng có biểu hiện buồn nôn, khó thở, tức ngực... thì dừng ngay.
Không dùng cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.
Thận trọng khi sử dụng kết hợp tây y.
Tránh nhầm lẫn với cây lu lu đực (có độc tính cao).
Nguyễn Linh (T/h)