Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bất ngờ trước tinh thần lạc quan và cách người dân Italy 'sống chậm' giữa đại dịch Covid-19

(DS&PL) -

Một người Italy đã treo quốc kỳ lên ban công tầng năm của cô và hét lên: “Chúng tôi có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới”.

Một người Italy đã treo quốc kỳ lên ban công tầng năm của cô và hét lên: “Chúng tôi có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới”.

Người dân Italy ra ban công để cùng nhau vỗ tay cổ vũ tinh thần của các bác sĩ và nhân viên y tế, những người đang phải làm việc hết sức vất vả vì Covid-19. Ảnh: New York Times.

Quốc ca của Italy vang lên, sau đó là tiếng piano, tiếng kèn, tiếng đàn vĩ cầm, và thậm chí cả tiếng xoong nồi, chảo,… âm thanh phát ra từ các khung cửa sổ nhỏ, ban công, trong những ngôi nhà của người dân đang đối mặt với lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước do dịch Covid-19.

Kết thúc "buổi biểu diễn" là những tràng vỗ tay thật lớn, không phải cho các nghệ sĩ mà để cỗ vũ những bác sĩ đang ở tiền tuyến, những người đang chiến đấu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tồi tệ nhất châu Âu.

“Thay cho lời cảm ơn và chứng tỏ rằng chúng ta có thể vượt qua điều này”, bà Emma Santachiara, 73 tuổi, người đang vỗ tay cùng với các cháu gái của mình bên ngoài căn hộ của họ ở khu Monteverde  (Rome) xúc động nói.

Người dân Italy hiện vẫn đang tự cách ly tại nhà, sau khi chính phủ thi hành một biện pháp phong tỏa quyết liệt trên toàn bộ đất nước.

Tính đến sáng 16/3, hơn 24.000 người đã nhiễm Covid-19 tại Italy, trong đó 1.809 ca đã tử vong.  

Italy đã đóng cửa tất cả các trường học, quán bar và nhà hàng của mình, hạn chế tối đa việc đi lại ngoại trừ công việc, sức khỏe hoặc mua các nhu yếu phẩm cơ bản.

Mặc dù sức tàn phá của Covid-19 rất khủng khiếp song nó cũng làm bộc lộ sức mạnh, niềm tin của những dân tộc đó. Tại Italy, những cử chỉ của lòng biết ơn và âm nhạc vang lên phía trên những con phố vắng vẻ, trong khi trên mạng xã hội tràn ngập những video đầy khích lệ, tình cảm và hài hước.

Một phụ nữ chơi đàn accordion bên ngoài ban công ở thành phố Milan. Ảnh: New York Times.

Vào tối 12/3, vào thời điểm mà các quan chức y tế thường cập nhật số người nhiễm bệnh và tử vong hàng ngày ở nước này, người Italy trên các hòn đảo phía nam Alps đã hát quốc ca và chơi nhạc cụ. Bà Santachiara nằm trong số đó.

“Chúng tôi không phải là những nhạc công, mà đây là khoảnh khắc vui vẻ trong một giai đoạn lo âu", người phụ nữ lớn tuổi chia sẻ.

Giorgio Albertini, 51 tuổi, giáo sư khảo cổ học, người đã vỗ tay cổ vũ từ ban công căn hộ của mình, cho rằng cho rằng đó là cách để "cảm nhận bản thân thuộc về một cộng đồng, và trở thành một phần của những đau buồn tập thể".

Ông ấy đã hát Oh Mia Bella Madunina, một bài hát truyền thống của người Milan về niềm tự hào của thành phố, trong khi đứa con trai 9 tuổi của ông đệm violin.

Vào buổi trưa tại Verona hôm 14/3, tiếng chuông nhà thờ đã nhường chỗ cho những tiếng vỗ tay.

Người dân Italy treo khẩu hiệu "Andra tutto bene" - Mọi chuyện sẽ ổn thôi - ở bên ngoài ban công. Ảnh: AP.

Bà Cristina Del Fabbro (53 tuổi), đứng trên ban công cùng với cô con gái Elisa (21 tuổi) nói: “Chúng tôi muốn cảm ơn các bác sĩ và các y tá, cô nói. Họ không thể an toàn ở nhà như chúng tôi, họ mệt mỏi và lo lắng nhưng họ vẫn ở đó, giúp những người bị bệnh”.

Một người hàng xóm đã gắn một lá quốc kỳ lên ban công tầng năm của cô và hét lên: “Chúng tôi có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất trên thế giới”.

Các bác sĩ chăm sóc chính ở khu vực bị phong tỏa của vùng Lombardy, đã nghe được những lời cổ vũ.

“Đối với chúng tôi, sự hỗ trợ của dân chúng rõ ràng là rất quan trọng”, ông Fabiano Di Marco, trưởng khoa phổi tại bệnh viện Papa Giovanni XXIII ở Bergamo, chia sẻ.

Isabella Falautano, một người quản lý ngân hàng đã phát quốc ca qua một chiếc loa đặt tại cửa sổ căn hộ của cô ở khu phố Testaccio (Rome), nói: “Ngay cả khi chúng tôi không thể bắt tay nhau, ngay cả khi chúng tôi cách nhau 20 mét, chúng tôi vẫn thể hiện được tinh thần đoàn kết”.

Mộc Miên (Theo New York Times)

Tin nổi bật