Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bật mí thời điểm vàng để nêm từng loại gia vị vào món ăn tránh rước bệnh vào thân

(DS&PL) -

Gia vị là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến món ăn. Tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng biết cách sử dụng chúng đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình

Gia vị là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến món ăn. Tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng biết cách sử dụng chúng đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Gia vị giúp món ăn thêm đậm đà - Ảnh: Minh họa

- Muối

Tùy vào từng món mà thời điểm cho muối vào thức ăn cũng khác nhau. Cụ thể:

+ Khi nấu thịt, các bạn có thể cho muối vào ướp trước khi nấu để có món thịt có hương vị đậm đà mà vẫn không bị giảm độ ngọt của thịt.

+ Với các món xào, các bạn nên cho muối vào dầu, đợi khoảng 1 phút rồi mới cho thực phẩm vào xào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ được phần lớn độc tố có trong muối.

+ Với các món luộc, bạn nên cho muối vào cùng nước luộc ngay từ đầu để các món rau, củ luộc có được màu xanh nuột nà hấp dẫn.

+ Đối với các món canh, bạn nên nêm muối khi nước canh vừa sôi.

- Nước mắm

Khi chúng ta dùng nước mắm nấu cùng với món ăn, chỉ nên cho mắm khi món ăn đã gần hoàn thành rồi bắc ra luôn. Nếu đun nước mắm trên lửa quá lâu, không những không giữ được mùi thơm ngon của mắm, mà còn ‘làm mất’ chất vitamin có trong gia vị này.

Bạn chỉ nên ướp thực phẩm với nước mắm trước khi chế biến dưới 30 phút, nếu bạn ướp lâu quá cũng làm món ăn mất ngon.

- Đường

+ Với các món kho, bạn nên ướp đường vào thực phẩm cho ngấm và đun đường với nước sôi trước khi kho. Đồng thời khi nấu bạn nên nhỏ lửa và không để ăn bị khô cạn.

+ Với các món canh cần nêm đường, tốt nhất nên nêm khi nước vừa sôi và món ăn sắp chín.

- Bột ngọt

+ Nếu được đun tới nhiệt độ cao, bột ngọt có thể gây độc hại cho người sử dụng. Chính vì thế thời điểm vàng để bạn nêm bột ngọt là khi món ăn đã được chế biến gần xong và đã giảm bớt độ nóng.

+ Với các món trộn, nộm, gỏi cần có bột ngọt thì nên hòa tan gia vị này trước với nước mắm hay nước lọc rồi mới đổ vào.

+ Hạn chế ướp thực phẩm với bột ngọt trước khi chế biến vì nó sẽ làm cho món ăn có vị đắng nhẹ và không tốt cho sức khỏe.

Tùy vào từng loại gia vị mà thời điểm cho vào món ăn cũng khác nhau - Ảnh: Minh họa

- Giấm

+ Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong.

+ Riêng với các món xào chua ngọt sẽ thơm ngon hơn rất nhiều khi cho giấm vào sau khi thức ăn đã chín.

- Hạt tiêu

+ Với hạt tiêu xay bạn nên cho vào món ăn khi đã nấu chín, nếu bạn cho vào trước một số chất trong hạt tiêu sẽ biến thành chất độc, không tốt cho sức khỏe.

+ Với hạt tiêu tươi thì bạn nên cho vào ngay khi bắt đầu chế biến các món canh, hầm, tiềm.

- Hành tỏi

+ Bạn nên cho vào thực phẩm trong quá trình sơ chế khi đã được băm nhuyễn. Tuy nhiên, chỉ cho lượng vừa đủ vì đây là gia vị nặng mùi và có tính nóng, nó sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của món ăn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

+ Đối với các món xào, bạn nên cho hành tỏi vào khi dầu vừa nóng để tạo mùi thơm cho món ăn.

- Ớt bột

+ Nên cho vào cùng hành, tỏi khi dầu nóng để tạo màu sắc hấp dẫn cho các món xào.

+ Bạn cũng có thể sử dụng ớt bột để ướp thực phẩm khi sơ chế.

- Hạt nêm

+ Nên sử dụng hạt nêm để ướp thực phẩm khi sơ chế và cho vào món ăn trong qua trình chế biến vì hạt nêm có hương vị chủ yếu của xương và thịt.

+ Không nên cho hạt nêm vào món ăn sau khi đã chín vì như thế hạt nêm không tan được.

- Rượu trắng

Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật