Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bất động sản du lịch nông nghiệp: Chờ khung pháp lý để bứt phá

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Các chuyên gia nhận định, phân khúc bất động sản du lịch nông nghiệp Việt Nam nhiều tiềm năng, song vẫn còn nhiều khó khăn về pháp lý và cần chính sách để phát triển khu vực này.

Ngày 25/5, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnRea) và Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị "Giải pháp phát triển & Xúc tiến đầu tư: Bất động sản Du lịch Nông nghiệp Việt Nam".

Đây là lần đầu tiên một sự kiện bàn về các giải pháp và xúc tiến đầu tư bất động sản du lịch nông nghiệp quy mô được diễn ra với mục tiêu có một chương trình hành động với các giải pháp kết nối nhằm tạo động lực, xung lực mới phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Toàn cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, việc phát triển du lịch nông nghiệp và nông thôn dần trở thành một xu hướng phổ biến tại các vùng đất nông thôn, đặc biệt là tại các quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp phát triển như Việt Nam. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn không chỉ đem lại lợi ích cho ngành du lịch, mà còn góp phần tăng giá trị cho vùng đất, đem lại cơ hội phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho cộng đồng địa phương.

“Để gia tăng giá trị vùng đất nhờ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, cần có chiến lược phát triển bền vững. Phải dựa trên năng lực cốt lõi để tạo ra các sản phẩm du lịch mới và độc đáo, khác biệt và mang tính cạnh tranh cao”, ông Khôi nói.

Bàn về khung pháp luật cho phát triển bất động sản kết hợp du lịch nông nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường kiêm Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ, chính sách phát triển du lịch nông nghiệp được Chính phủ quan tâm đã tạo động lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, những loại hình du lịch nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển một cách tự phát, nhỏ lẻ, thiếu chiến lược quy củ, bài bản, chuyên nghiệp như các phân khúc bất động sản khác.

Một trong những nguyên nhân được ông Tuyến chỉ ra là do đây là phân khúc bất động sản mới, trong khi đó thiếu hành lang pháp lý để điều chỉnh và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực tham gia phát triển lĩnh vực này một cách bài bản, chuyên nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú nền tảng để thu hút và giữ chân du khách khi trải nghiệm, khám phá du lịch nông nghiệp.

Ông Tuyến lấy dẫn chứng, Luật Đất đai năm 2013 chưa quy định cụ thể về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp du lịch, chưa quy định về quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong quản lý đất du lịch nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chưa điều chỉnh một số phân khúc thị trường bất động sản mới xuất hiện ở nước ta, trong đó có phân khúc thị trường bất động sản du lịch nông nghiệp. Ngoài ra, loại hình du lịch nông nghiệp quy định trong Luật Du lịch năm 2017 còn khá mờ nhạt.

Do đó, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến đề xuất, nhà nước cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý về thị trường bất động sản nói chung và phân khúc thị trường bất động sản du lịch nông nghiệp nói riêng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cần bổ sung một mục về phân khúc kinh doanh bất động sản du lịch nông nghiệp. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Du lịch năm 2017 liên quan đến loại hình du lịch nông nghiệp.

Đồng quan điểm trên, ông Ths. Nguyễn Văn Chung, Chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho rằng, hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại nằm tản mạn ở nhiều văn bản nên gặp khó khăn trong việc triển khai và tiếp cận chính sách hỗ trợ trang trại.

Một số hoạt động phi nông nghiệp kết hợp phát sinh như: Sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm; lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ sản xuất; phát triển du lịch, nhưng chưa có quy định cụ thể cho việc xây dựng các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp và cho phép các trang trại được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp dẫn đến việc nhiều trang trại “lách luật” xây dựng các công trình “tạm bợ” vừa mất mỹ quan vừa hạn chế hiệu quả sử dụng.

Sau khi nghe các tham luận được trình bày bởi các chuyên gia, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch bày tỏ mong muốn từ Trung ương đến địa phương sẽ vào cuộc 

Vân Anh

Tin nổi bật