Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng - những cơ hội của tương lai

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Ban Đại diện nhân dân Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức tọa đàm "Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng - những cơ hội của tương lai".

Sáng 11/5/2024, tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội, Ban Đại diện nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức tọa đàm: “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng - những cơ hội của tương lai”.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Thị Thu Trang, chuyên gia về bảo tàng sinh thái khẳng định, Bát Tràng hội đủ điều kiện để triển khai mô hình bảo tàng sinh thái, đó là:

Là khu vực cụ thể với cộng đông sở hữu di sản văn hóa phi lấn thê tiêu biểu;

Có sự tham gia đồng thuận, tự nguyện của cộng đông chủ thê nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể;

Có sự phối hợp giữa chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu, cộng đồng chủ thể, khách thể trong việc vận hành bảo tàng sinh thái;

Có cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ phát triển du lịch đề phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục vụ phát triển cộng động và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bà Trang cho hay, trong mô hình này, cộng đồng cư dân làng Bát Tràng với tư cách là chủ thể văn hóa - chủ sở hữu di sản văn hóa và cũng là chủ sở hữu, tổ chức và vận hành Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng.

TS Nguyễn Thị Thu Trang, chuyên gia về bảo tàng sinh thái.

Cũng tại tọa đàm, TS Phạm Dũng - người khởi xướng thành lập Hội cổ vật Thăng Long nêu ý kiến: Làng cổ Bát Tràng là nơi chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa thuần Việt.

"Nhiều nghệ nhân làm gốm ở đây phải được coi là bảo vật quốc gia. Việc xây dựng Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng là rất cần thiết và đây là mô hình kiểu mẫu để chúng ta nhân rộng ra cả nước", ông Dũng nói.

TS Phạm Dũng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Bà Hà Thị Vinh - Chủ tịch Hiệp hội thủ công Mỹ nghệ và làng nghề TP.Hà Nội, đồng thời là con của đất Bát Tràng tin tưởng người dân Bát Tràng sẽ thành công với mô hình Bảo tàng sinh thái này.

Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được thiết lập sẽ là bảo tàng ngoài công lập, theo hình thức sở hữu tập thể là cộng đồng người dân Bát Tràng. Chính quyền và Cơ quan quản lý nhà nước các cấp sẽ hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của Bảo tàng sinh thái Làng cô Bát Tràng theo đúng quy định của luật pháp; Các nhà khoa học đóng vai trò tư vấn và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn.

Mục tiêu của mô hình Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng là:

1 - Bảo tồn "sống", bảo tồn "tại chỗ" toàn bộ cảnh quan thiên nhiên - văn hoá cùng đời sống văn hoá - xã hội, môi trường sinh thải - nhân văn của cộng đồng cư dân Bát Tràng đề giữ gìn bản sắc văn hoá đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững, tạo nền tảngcho phát triển kinh tế xã hội địa phương;

2 - Làm sâu sắc thêm nhận thức của chính quyền và cộng đồng cư dân Bát Tràng về giá trị của di sản văn hoá với tư cách là động lực của phát triển, là tiềm năng để ứng dụng kính tế học di sản, phục vụ phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

3 - Xây dựng sản phẩm du lịch có tính đột phá từ tài nguyên văn hoá mang tính đặc thù của làng cô Bát Tràng với sự tham gia của cộng đồng và dựa vào cộng đồng, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh/thành phố khác trong cả nước về bảo vệ; phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch cộng đồng:

4 - Tăng cường hợp tác công - tư và phát huy cộng đồng tự quản trong bảo vệ,phát huy giá trị di sản để bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hoá Bát Tràng theo hướng “bảo tàng sống” như mô hình mang tính hạt nhân điển hình;

5 - Gắn kết, tích hợp hoạt động bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích và phục dựng, trao truyền, phát huy di sản với phát triển Công nghiệp văn hóa, Thành phố sáng tạo chương trình xây dựng Nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và môi trường thực hành di sản;

6 - Ứng dụng lý thuyết về bảo tàng, học hiện đại và bảo tàng hoá di sản trong cộng đồng, ứng dụng thành tựu mới nhất về khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ số vào bảo vệ, phát huy giá trị đi sản phục vụ phát triển cộng đồng.

7 - Tạo cho cộng đồng cư dân Bát Tràng và du khách thấu hiểu nhận thức mới về phát triển bền vững là: Không lãng phí tài nguyên thiên nhiên; Không gây ô nhiễm môi trường; Không tạo bất bình đắng xã hội và Không làm suy thoái văn hóa và đạo đức.

Tin nổi bật