Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bão số 16 quét qua đảo Trường Sa, cảnh báo lũ quét, sạt lở, ngập úng khu vực Nam Bộ

(DS&PL) -

Hiện nay, mực nước trên các sông từ Quảng Nam đến Bình Thuận và thượng lưu sông Đồng Nai đang xuống chậm; sông Cửu Long và hạ lưu sông Đồng Nai đang dao động theo triều.

Hiện nay, mực nước trên các sông từ Quảng Nam đến Bình Thuận và thượng lưu sông Đồng Nai đang xuống chậm; sông Cửu Long và hạ lưu sông Đồng Nai đang dao động theo triều.

Tin tức mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương được phát lúc 17h cho biết, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 16, ở quần đảo Trường Sa đang có mưa bão, ở Huyền Trân và đảo Trường Sa Lớn đã có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10; sóng biển cao 5m.

Hồi 16 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 250km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h), chiều tối và đêm nay bão số 16 duy trì sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15 với sóng biển cao 10m sẽ đi qua khu vực đảo Trường Sa Lớn và Huyền Trân; cấp độ rủi ro thiên tai do bão ở huyện đảo Trường Sa cấp 4 (rủi ro thiên tai rất lớn).

Tàu cá neo đậu tại âu tàu Đảo Trường Sa. Ảnh: Báo Khánh Hòa

Do ảnh hưởng mưa của cơn bão số 16, chiều và đêm mai (25/12), mực nước trên các sông từ Quảng Nam đến Bình Thuận và thượng lưu sông Đồng Naisẽ lên. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông phổ biến lên mức BĐ1-BĐ2, trên các sông suối nhỏ lên mức BĐ3.

Trong ngày 25-26/12, do ảnh hưởng mưa lớn kết hợp với nước biển dângnguy cơ cao xảy ra ngập úng diện rộng, sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam Bộ. Đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Nguy cơ xảy ra ngập lụt cục bộ ở vùng trũng thấp, khu đô thị các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đặc biệt các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa.

Lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông có nguy cơ xảy ra trên các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp độ 2-3

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (25km/h). Đến 16 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao từ 8-10 mét.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 80km tính từ vùng tâm bão.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 105,0 độ Kinh Đông. Từ trưa mai (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, giật cấp 14. Cấp độ rủi ro thiên tai (bao gồm cả huyện đảo Côn Đảo): cấp 4.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h), khoảng tối và đêm mai bão số 16 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13. Đến 04 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,2 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên đất liền Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 50km tính từ vùng tâm bão.

Trên đất liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều nguy cơ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h). Đến 16 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,5 độ Vĩ Bắc; 103,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Cà Mau và Kiên Giang (bao gồm cả Thổ Chu và Phú Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 4-6 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 120km tính từ vùng tâm bão. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông và Vịnh Thái Lan trong 24 đến 48 giờ tới (gió mạnh do bão cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 6,5 đến 12,0 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 106,0 độ Kinh Đông.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Từ gần sáng và ngày 26/12, trên vùng biển Cà Mau-Kiên Giang (bao gồm cả Phú Quốc và Thổ Chu) và Vịnh Thái Lan có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao từ 4-6m.

Vi An (T/h)

Tin nổi bật