Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bạo lực học đường: Nhiều trường còn "ém" thông tin vì sợ ảnh hưởng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Liên quan đến tình trạng bạo lực học đường, có đại biểu cho rằng nhiều trường còn ém nhẹm thông tin vì sợ làm xấu hình ảnh đơn vị mình.

(ĐSPL) - Liên quan đến tình trạng bạo lực học đường, có đại biểu cho rằng nhiều trường còn ém nhẹm thông tin vì sợ làm xấu hình ảnh đơn vị mình.
Ngày 24/12, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ÐH Sư phạm TP.HCM) đã tổ chức hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường trong trường phổ thông". Chương trình có sự tham dự của hơn 30 đại biểu đến từ các tỉnh, thành.

"Giật mình" với những con số thống kê

Theo tin tức từ Vietnamnet, tại buổi hội thảo, những kết quả thống kê liên quan đến thực trạng bạo lực học đường đã được công bố.
Trong 297 phiếu khảo sát thu về của Trung tâm Giáo dục nghiên cứu Phổ thông (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) khi được hỏi "hành động phản ứng nếu là nạn nhân của bạo lực học đường?" - có 29,6\% ý kiến học sinh trả lời sẽ đánh lại bạn, 38,8\% phản ứng tức thời bằng cách nói lại bạn và 36,7\% về nhà nói với người thân.
Một số lượng ý kiến khác cho biết sẽ mách lại với thầy cô giáo, hoặc nói với người thân. Chỉ có 4\% cho biết nghỉ học vì sợ và số ít khác cho rằng im lặng trước tình huống này.
Về nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường có 82,5\% ý kiến học sinh do tính hiếu thắng; Muốn chứng tỏ bản thân, tính hùa theo các bạn khác chiếm tỉ lệ 71,1\% và 39,7\% ý kiến cho rằng, do chưa được bố mẹ quan tâm...

Những con số thống kê này một lần nữa gióng lên hồi chuông về nạn bạo lực học đường. (Ảnh: ANTĐ). 

Về khuynh hướng bạo lực học sinh nam có khuynh hướng phản ứng mạnh mẽ là đánh lại khi bị đối xử bạo lực hơn học sinh nữ (tỷ lệ ở nam là 34\%; nữ là 23,5\%). Có đến 35,1\% THPT có khuynh hướng dùng vũ lực đáp trả và số này ở THCS là 20,3\%).
Đại diện Sở GD-ĐT Lâm Đồng thống kê, chỉ trong năm học 2013-2014 địa phương này có tới 33 vụ bạo lực học đường, trong đó 7 vụ đánh nhau có hung khí, 20 vụ gây gổ các vụ khác vi phạm vô lễ với nhà giáo, ăn cắp vặt, hút thuốc...
Một nghiên cứu về bạo lực học đường ở TP. Quy Nhơn (Bình Định), khi xảy ra vụ việc, khoảng 22,6\% học sinh cho biết chỉ đứng xem, 36,5\% nói báo với giáo viên, 5,4\% quay phim chụp hình, 7,3\% hô hào, cổ vũ và đến 30,9\% bỏ đi nơi khác để an toàn.
Thạc sĩ Phan Đình Nhân (Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Khánh Hòa) cho biết, chỉ trong ba năm qua ở 9 trường THPT ở Khánh Hòa có tới 48 vụ bạo lực trong đó 39 vụ phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường xử lý.

Đáng lo ngại

Ghi nhận của PV báo Thanh niên, tại buổi hội thảo thạc sĩ Đinh Anh Tuấn (trưởng khoa tâm lý - giáo dục và công tác xã hội ÐH Quy Nhơn) cho hay, tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây xảy ra liên tục nhưng phần lớn chỉ đưa thông tin, hình ảnh các vụ việc, chưa có báo cáo riêng biệt. Có đại biểu cho rằng nhiều trường còn ém nhẹm thông tin vì sợ làm xấu hình ảnh đơn vị mình. Nếu có thống kê đầy đủ, trung thực và thẳng thắn thì số vụ bạo lực sẽ rất lớn, phổ biến ở các trường phổ thông.
Ông Tuấn cho rằng cách phản ứng của học sinh trước bạo lực thật đáng lo ngại khi các em thờ ơ bỏ đi nơi khác, đứng xem, thậm chí còn hô hào cổ vũ, quay phim chụp ảnh. “Nhiều em cho rằng bạo lực là chuyện thường ngày ở trường học”, ông Tuấn nhắc lại.

Học sinh thờ ơ, cổ vũ hoặc quay phim, chụp ảnh khi thấy bạn đánh nhau. (Ảnh minh họa).

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay mọi người gần như chấp nhận bạo lực học đường là bình thường nên có thái độ thờ ơ, dửng dưng.

Theo thạc sĩ Phan Đình Nhân - Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Khánh Hòa), có 50,5\% ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh trong cuộc khảo sát cho rằng bạo lực hiện nay rất phổ biến.
Nhận định về tình trạng này, giảng viên Trương Thanh Thúy, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), nói: “Trong khoảng 10 năm gần đây, bạo lực xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn, cả nam lẫn nữ. Điều này gây những tác động xấu đến mối quan hệ thầy trò, giữa trò và trò… Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại”.

"Đến lúc chất lượng giáo dục phải làm lại cách đo. Phải đo chất lượng ở ngoài nhà trường, đo về nhân cách, đạo đức của học sinh chứ không chỉ đo về học lực và hạnh kiểm như trước đây. Đồng thời nhà trường cần chú trọng phần dạy làm người cho học sinh. Nếu cần phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thì chúng ta cần phải thay đổi tư duy đã trở thành cố hữu đó. Cần bỏ đi chuyện học gì thi nấy, thi gì học nấy, học để hoàn thiện bằng cấp, củng cố địa vị, làm đẹp chỉ tiêu nâng chuẩn công chức, viên chức…"

Ông Phạm Hữu Khương, chánh thanh tra Sở GD-ÐT Ninh Thuận



Tin nổi bật