Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nam sinh đánh bạn gái giữa lớp: Báo động bạo lực học đường

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Hành động nam sinh cởi áo đánh bạn gái ngay giữa lớp học là rất đáng lên án và phải nhận hình phạt đích đáng vì mang tính chất côn đồ, hung hãn, nhất là lại hành

(ĐSPL) – Hành động nam sinh cởi áo đánh bạn gái ngay giữa lớp học là rất đáng lên án và phải nhận hình phạt đích đáng vì mang tính chất côn đồ, hung hãn, nhất là lại hành xử với người bạn gái của mình.

Những ngày qua, trên mạng lan truyền clip ghi lại cảnh tượng 3 nam sinh “hợp sức” đánh bạn nữ đồng học khiến nhiều người phẫn nộ. Ngay khi đoạn clip đăng tải đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng cảnh tượng trong clip là trường THPT Nguyễn Du - Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Nhiều người không khỏi bị “ám ảnh” cảnh 3 thanh niên choai choai, lột áo, thị uy đánh tới tấp vào bạn  nữ đồng học.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, thầy  Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du xác nhận vụ việc mà đoạn video clip đăng tải xảy ra vào lúc 6h50 ngày 19/11/2013, tại lớp học 12A5 của trường này, nam sinh là Nguyễn Anh T và nữ sinh bị đánh là Nguyễn T.L.C (đều là học sinh lớp 12A5). Nguyên nhân của sự việc này là do C và T có mâu thuẫn tình cảm với nhau.

Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, Thạc sĩ Lê Thị Loan, Phó trưởng khoa giáo dục, Học việc quản lý giáo dục (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, tình trạng bạo lực học đường trong một bộ phận học sinh ở các trường phổ thông đang làm phiền lòng các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, cộng đồng và xã hội. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng học sinh đánh nhau thường là do những mâu thuẫn trong cuộc sống, trong học tập. Đặc biệt là những mâu thuẫn trong lĩnh vực tình cảm như trong trường hợp em học sinh nam ở trường THPT Nguyễn Du đã đánh đập không thương tiếc người bạn gái từng là người yêu của mình.

Nam sinh cởi áo đánh bạn gái ngay trong lớp học - (Ảnh cắt từ clip).

“Trong tình yêu nam nữ cũng vậy, khi người mình yêu trở nên hờ hững, không đáp lại tình cảm, người ta thường thất vọng, nghi hoặc, giận dỗi cho rằng họ không yêu mình nữa, rằng chắc là họ đã có người khác… Kết quả là họ có thể ghen tuông vô cớ, trút lên đầu người mình yêu những giận dữ, bực tức bằng những lời nói,  hành động mù quáng và nguy hiểm như học sinh nam trên đã hành xử với bạn gái của mình”, Ths. Loan nêu rõ quan điểm.

Theo Ths. Loan, trong tình cảm con người có quy luật “pha trộn tình cảm”, đó là sự pha trộn giữa các trạng thái cảm xúc trái ngược với đối tượng của mình như: yêu thương – căm ghét, giận hờn – thương mến, ghen tuông – âu yếm. Chẳng hạn, người mẹ hết lòng yêu thương chăm sóc con cái, những mong người con đáp lại công ơn đó bằng cách ngoan ngoãn, nghe lời mẹ. Nhưng đáp lại người con có những lúc cãi lại mẹ, không nghe lời mẹ, điều đó làm cho bà mẹ rất tức giận mắng mỏ, trách móc thậm chí đánh đập con mình.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra lãnh đạo trường đã họp và đưa ra hình thức kỷ luật là buộc T. phải viết bản kiểm điểm, cảnh cáo học sinh này trước trường. Riêng 2 học sinh cùng lớp (cùng phe với T.), cũng đã phải viết bản tự kiểm và nêu cảnh cáo trước trường.

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về cả thể chất, tình cảm và trí tuệ. Nhiều em đã xuất hiện tình cảm với bạn khác giới, nhưng tình cảm này thường mong manh, dễ vỡ bởi đó thường là những rung động đầu đời. Các em cảm mến, yêu nhau nhiều khi chỉ vì một vài đặc điểm của bạn khác giới như cái miệng cười duyên, học giỏi… Nhưng khi gần gũi tìm hiểu mới thấy có nhiều điểm không hợp, vì thế tình cảm ở lứa tuổi này chưa bền vững. Đối với hành động của nam học sinh đó là rất đáng lên án và phải nhận hình phạt đích đáng vì mang tính chất côn đồ, hung hãn, nhất là lại hành xử với người bạn gái của mình.

Không có bạn can ngăn, nữ sinh tiếp tục bị đánh thảm thương.

“Ở đây, tôi muốn trao đổi về nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động đó là do em nam sinh đó thiếu kỹ năng nhận diện và giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn, trong  đó có lĩnh vực tình cảm”, Ths. Loan cho biết.

Vấn đề là làm thế nào để biết cách ứng xử có văn hóa trước tình huống này để chia tay mà không làm tổn thương nhau, không nói xấu, ghét bỏ nhau để có những hành động phải hối hận. Để giúp các em có được nhận thức và hành động đúng đắn trước vấn đề này thì Ths. Loan cho rằng, nhà trường cần quan tâm giáo dục giới tính cho học sinh của mình thông qua các môn học chính khóa như Văn học, Sinh học, Giáo dục công dân và qua các hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ bạn trai, bạn gái.

Giáo viên chủ nhiệm cũng nên quan tâm đến học sinh của mình nhiều hơn, cần nắm bắt những diễn biến tâm lý của các em để trò chuyện, khuyên giải, giáo dục giúp các em bớt đi những suy nghĩ và hành động lệch lạc giúp các em trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội.  

Hi vọng, qua sự việc này, các em sẽ biết cách nhìn nhận vấn đề, không có những hành động thiếu suy nghĩ và mù quáng. Nhà trường, thầy cô giáo cũng như gia đình cần phải quan tâm chăm sóc cũng như hướng dẫn biết cách nhận biết và giải quyết những sự việc tương tự

Thành An

Tin nổi bật