Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bảo hiểm bỏ quy định phiền hà với người bị tai nạn giao thông

(DS&PL) -

Người bị tai nạn giao thông được bảo hiểm y tế thanh toán mà không cần đợi xác định có hay không vi phạm pháp luật, là một trong hàng loạt nội dung dự thảo luật sửa đổi.

Người bị tai nạn giao thông sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán mà không cần đợi xác định có hay không vi phạm pháp luật, là một trong hàng loạt nội dung dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Bảo hiểm y tế.

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết, những điều sửa đổi, bổ sung của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) lần này có tính đột phá mạnh, khắc phục những hạn chế của luật hiện hành. Một số quy định rất khó thực hiện trong thực tế như việc chi trả đối với người bị tai nạn giao thông.

Người bị tai nạn giao thông sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả mà không cần xác định có vi phạm pháp luật hay không. Ảnh: Phương Nam.

Luật BHYT quy định những người bị tai nạn giao thông nếu xác định là vi phạm luật An toàn giao thông thì sẽ không được BHYT thanh toán. Tuy nhiên, tai nạn giao thông thường xảy ra vào ban đêm, không có người làm chứng dẫn đến tình trạng rất khó xác định. Thực tế, quỹ BHYT vẫn phải thanh toán mà còn tốn kém rất nhiều công sức, công văn giấy tờ để điều tra; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người có thẻ.

“Người bị tai nạn giao thông cần được thanh toán mà không cần xác định có vi phạm pháp luật hay không. Vì nếu có sai phạm họ sẽ bị xử lý bằng hình thức khác, ngành Y tế chỉ có trách nhiệm cứu chữa người bệnh”, bà Song Hương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, dự thảo luật này cũng bỏ quy định không thanh toán chi phí trong trường hợp điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ mắt đối với trẻ em dưới 6 tuổi; tự tử, tự gây thương tích; tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.

Cũng theo bà Song Hương, dự thảo luật lần này đưa thêm quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả phù hợp với khả năng chi trả của quỹ, ngân sách và mức đóng. Mục đích nhằm xác định quyền lợi người dân được hưởng; bước đầu cân nhắc bổ sung danh mục thuốc, dịch vụ; tính toán cân đối thu chi quỹ.

Dù vậy, bà Song Hương khẳng định quyền lợi của người có thẻ không giảm đi, quy định như thế là để xem mở thêm quyền lợi hưởng thì mở thêm nội dung gì. Những bệnh đang điều trị vẫn được hưởng như hiện nay và không thay đổi.

“Có đại biểu quốc hội đề nghị nên đưa ra nhiều mức đóng, có gói bảo hiểm y tế bổ sung. Tuy nhiên, ở nước ta BHYT được xây dựng trên cơ sở bảo hiểm y tế xã hội, đóng theo thu nhập và hưởng theo mức độ bệnh. Bản chất BHYT là sự chia sẻ rủi ro, nếu người đóng cao hưởng cao người đóng thấp hưởng thấp thì sẽ không còn sự chia sẻ này nữa”, bà Hương nói.

Dự thảo luật lần này cũng quy định bảo hiểm y tế là bắt buộc. Đồng thời, miễn cùng chi trả với người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện khó khăn; nhóm thân nhân của người có công với cách mạng là cha, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con của liệt sĩ (thân nhân khác cùng chi trả 5\%). Hạ mức đồng chi trả từ 20 xuống 5\% với nhóm hộ cận nghèo.

Người dân mua BHYT theo hộ gia đình sẽ được giảm gần mức đóng. Người thứ 1 đóng tối đa bằng 6\% mức lương cơ sở, người thứ 2, thứ 3 và 4 lần lượt bằng 70, 60, 50\% mức đóng của người thứ 1. Từ người thứ 5 trở đi mức này bằng 40\%. Chính phủ sẽ cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ.

Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp này.

Tin nổi bật