Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bao giờ có kết quả ban đầu thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19?

(DS&PL) -

Dù có thể chứng minh tính hiệu quả của một ứng cử viên vaccine ngừa Covid-19 vào cuối năm nay nhưng khó có câu trả lời khi nào vaccine sẽ được sản xuất hàng loạt.

Đại diện WHO cho biết, dù có thể chứng minh tính hiệu quả của một ứng cử viên vaccine ngừa Covid-19 vào cuối năm nay nhưng khó có câu trả lời khi nào vaccine sẽ được sản xuất hàng loạt.

Sắp có kết quả ban đầu thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19. Ảnh minh họa 

Ngày 3/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ hy vọng sẽ có kết quả ban đầu từ những thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc điều trị Covid-19.

Theo đó, phát biểu tại một buổi họp báo, người đứng đầu cơ quan khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới Mike Ryan cũng nhấn mạnh, sẽ khó dự đoán khi nào một vaccine ngừa Covid-19 có thể sẵn sàng phân phối hàng loạt.

Vị này cũng cho biết, mặc dù có thể chứng minh tính hiệu quả của một ứng cử viên vaccine vào cuối năm nay, nhưng sẽ khó có câu trả lời là khi nào vaccine sẽ được sản xuất hàng loạt để phân phối rộng rãi tới người dân.

Trong bối cảnh các nghiên cứu thử nghiệm vaccine điều trị Covid-19 có kết quả hứa hẹn, các nước cũng nhanh chóng tìm biện pháp để có thể sớm sở hữu vaccine quan trọng này.

Liên quan đến diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, tính đến sáng 4/7, số liệu thống kê từ Worldometer, số người mắc Covid-19 đã lên xấp xỉ 11,2 triệu người, trong khi số người tử vong vượt 528.000 người.

WHO cho biết, chỉ sau 7 tháng, số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã gấp hơn 2 lần so với số người mắc cúm mùa hàng năm.

Tại một số quốc gia với năng lực xét nghiệm hạn chế, số ca mắc theo thống kê có thể chỉ phản ánh một phần nhỏ số ca mắc thực tế.

Mỹ hiện vẫn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 với gần 2,9 triệu ca mắc Covid-19, hơn 132.000 ca tử vong. Dịch Covid-19 đang có xu hướng tăng tốc tại Mỹ khi số ca mắc mới trong ngày liên tiếp lập kỷ lục.

Ngày 2/7, Mỹ ghi nhận thêm hơn 55.000 ca mắc mới, cao nhất thế giới kể từ khi đại dịch bùng phát. Trước tình hình này, nhiều bang của Mỹ đã phải hoãn hoặc rút lại kế hoạch mở cửa, áp dụng trở lại các biện pháp hạn phong tỏa một phần.

Tại Mỹ Latinh, số ca mắc Covid-19 ở Brazil chính thức cán mốc 1,5 triệu ca, chiếm 23% số người mắc toàn cầu, trong đó hơn 63.000 người đã tử vong. Ấn Độ cũng trở thành tâm chấn mới ở châu Á với số ca mắc Covid-19 tăng mạnh lên 625.000 ca.

Châu Á và Trung Đông lần lượt chiếm 12% và 9% số ca mắc Covid-19 toàn cầu theo thống kê của Reuters. Các nước như Trung Quốc, New Zealand và Australia đang đối mặt với đợt bùng phát dịch mới trong vài tuần trở lại đây bất chấp các nỗ lực ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật