Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bánh chưng nếp cẩm – khúc biến tấu cho ẩm thực truyền thống Tết

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Không còn thỏa mãn với chiếc bánh chưng truyền thống, giờ chúng được nhuộm đủ màu sắc khác nhau. Nếu không thích nhuộm màu, bạn hãy dùng gạo nếp cẩm để gói bánh.

(ĐSPL) – Không còn thỏa mãn với chiếc bánh chưng truyền thống, giờ chúng được nhuộm đủ màu sắc khác nhau. Nếu không thích nhuộm màu, bạn hãy dùng gạo nếp cẩm để gói bánh.

[poll3]900[/poll3]

Về cơ bản, bánh chưng nếp cẩm vẫn giống hệt bánh chưng truyền thống, chỉ có điều gạo nếp cái hoa vàng bị thay bằng gạo nếp cẩm mà thôi.

Nếp cẩm vốn khô và ít dính hơn gạo nếp thường. Do vậy cần phải xử lý một chút trước khi gói để bánh chưng của bạn được thơm ngon hơn.

Nguyên liệu gói bánh chưng nếp cẩm


2kg gạo nếp cẩm

600g đậu xanh

300g thịt lợn (loại nửa nạc nửa mỡ như thịt ba chỉ là ngon nhất)

1 bó lá nếp (lá dứa)

Lá dong (khoảng 5 lá/bánh), dây lạt

Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, muối

Sơ chế nguyên liệu trước khi gói bánh chưng nếp cẩm

Gạo nếp cẩm ngâm với nước khoảng 2 tiếng cho nở, vo sạch rồi vớt ra cho ráo, cho thêm 1 thìa muối vào gạo vào xóc đều. Để cho bánh gói được dẻo vào trông gạo trong hơn, bạn có thể áp dụng cách ngâm gạo của người miền Trung. Ngâm gạo với với tro trong, độ kiềm cao trong nước tro sẽ giúp gạo dẻo cũng như luộc nhanh chín hơn.

Đỗ xanh ngâm nước cho nở, sau đó để ráo nước rồi trộn đều với một ít muối rồi cho vào chõ đồ chín. Khi đậu đã chín nhừ thì lấy ra dùng muỗn tán cho đậu thật nhuyễn, thêm vào 1 chút hạt tiêu đã xay mịn tùy vào khẩu vị mỗi người (hoặc có thể cho vào cối giã ra cho nhuyễn)


Thịt ba chỉ rửa sạch, thái thành miếng dài, dày vừa ăn. Sau đó, các bạn ướp thịt với hạt tiêu, nước mắm trong 1h để thịt ngấm đều gia vị.


Cho thịt heo đã ướp thấm gia vị vào nhân đậu xanh rồi viên tròn sao cho phần đậu xanh sẽ bọc lớp thịt heo bên trong thành 1 khối tròn kín rồi để riêng ra.

Lá dong: Rửa thật sạch, cắt bỏ cuống, dọc bớt gân lá và lau khô. (Phần cuống và dọc lá bạn đừng bỏ đi mà nên giữ lại để lót đáy nồi luộc bánh.

Cách gói bánh chưng nếp cẩm


Bánh chưng nấp cẩm cũng gói giống như bánh chưng bình thường. Nếu không có kinh nghiệm gói tay, bạn có thể dùng khuôn gỗ vuông để gói bánh cho dễ dàng.


Sau khi gói xong, các bạn mang bánh đi luộc.

Bánh chưng khi xếp vào nồi luộc cần phải đổ ngập nước, chờ khoảng vài phút thấy nước rút bớt (nước ngấm vào trong bánh) thì thêm cho đầy rồi mới bắc lên bếp luộc đủ 12 tiếng. Trong quá trình luộc nếu thấy nước cạn bớt thì phải thêm ngay cho đầy ngập bánh như cũ.


Nếu gia đình bạn gói ít bánh, bất tiện với cách luộc truyền thống như trên thì bạn có thể dùng nồi áp suất để luộc. Mỗi mẻ luộc khoảng 1,5h là được. Sau khi nồi áp suất sôi, xoay còi, bạn chỉ cần hạ nhỏ lửa cho đến khi bánh chín.

Khi bánh chín, các bạn vớt rửa sạch nhớt trên mặt bánh. Xếp từng chiếc bánh cạnh nhau rồi dùng một miếng ván/gỗ chặn lên (để thêm vài vật khá nặng như phiến thớt gỗ dày, nồi chứa nước…) lên trên để ép cho nước trong bánh rút hết và định hình cho chiếc bánh. Bạn cứ ép như vậy khoảng gần 30 phút, bánh sẽ rút hết nước.

Bánh đã ráo nước được treo/xếp ở nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản.


Vậy là chúng ta đã hoàn thành các công đoạn nấu bánh chưng nếp cẩm rồi. Bánh chưng nếp cẩm không chỉ là một loại thực phẩm mà con là 1 bài thuốc phòng và chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Mong rằng công thức cách gói bánh chưng nếp cẩm mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có những khoảnh khắc đón Tết thật vui vẻ đầm ấm bên gia đình cùng chiếc bánh chưng độc đáo thú vị cầu cho 1 năm mới an lành nhiều hạnh phúc.

Tổng hợp

Tin nổi bật