Tuy nhiên, ít ai biết rằng, "dân bay" (tên gọi lóng của những kẻ chơi ma túy đá - PV) còn có những chiêu trò "né" các cơ quan chức năng khi bị... "sờ gáy".
Lên cơn “ngáo đá”
Chưa cần phải thống kê một con số cụ thể về những "bi kịch" được sản sinh từ "ngáo đá", chỉ cần nhìn vào hai sự vụ vừa xảy ra cuối tuần qua cũng cho thấy sức tàn phá kinh khủng của loại ma túy được cho là cực độc này. Đáng nói hơn, đối tượng “ngáo đá” đang đe dọa trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, đến tính mạng của người dân.
Thật kinh hoàng khi không biết bên cạnh mình ai là kẻ “ngáo đá” (trong ảnh là đối tượng Nguyễn Văn Hải ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng trong một lần lên cơn ngáo đá). |
Điển hình cho tiếng chuông báo động này là trường hợp một đối tượng “ngáo đá” ở TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ra tay triệt mạng người dân như trong game online vì lầm tưởng đó là Bin Laden – trùm khủng bố đã bị Mỹ tiêu diệt. Sự là, đang ở trong ngôi nhà trọ thì có tiếng gọi cửa, anh Dương Văn M. vừa mở cửa, chưa kịp nói năng gì thì bị vị khách đâm một nhát trúng ngực khiến anh M. bị thương nặng. Gia đình và người thân đưa anh M. đi cấp cứu ngay lập tức nhưng anh M. đã tử vong trên đường. Sáng 8/10, Công an TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, lực lượng công an đã bắt giữ Vũ Huy Hải (SN 1984, trú tại tổ 8, khu 6, phường Hồng Hà, TP. Hạ Long), nghi phạm trong vụ giết anh M. để điều tra về hành vi giết người. Hải khai nhận tại cơ quan điều tra: Trong lúc “ngáo đá”, Hải tưởng anh M. là... Bin Laden nên vác dao đâm chết anh M.(!).
Hiện trường vụ ngáo đá ở Quảng Ninh. |
Câu chuyện chưa lắng xuống thì dư luận lại xôn xao với một đối tượng “ngáo” thứ hai ở Từ Sơn, Bắc Ninh khi sáng sớm, tên “ngáo” này đã không mảnh vải che thân, đứng chắn xe ô tô ở đường quốc lộ 1A. Không “dọa” được tài xế ô tô, đối tượng “ngáo đá” này quay ra “hành” người tham gia giao thông bằng xe máy. Thế là, tại hiện trường, trước khi cơ quan công an đến khống chế đưa đối tượng “ngáo đá” về trụ sở, có hai xe máy đổ kềnh ở đường. Chủ nhân của xe máy chạy đâu đó vì quá khiếp sợ tên “ngáo đá”, lại còn nuy 100\%.
Chẳng thế mà cánh phóng viên không ít lần chứng kiến cán bộ phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP. Hà Nội phải đau đầu với câu hỏi, làm thế nào để quản lý được đám “bom nổ chậm” này, khi mà quy định của pháp luật chưa rõ ràng và bản thân chúng có quá nhiều quái chiêu để “né”, cộng thêm sự giúp đỡ của người thân?
“Lây lan” chóng mặt
Một cán bộ công an nhiều năm gắn bó trên mặt trận chống ma túy Công an TP. Hà Nội nói cho PV bản báo rằng, ma túy đá có tên khoa học là Methamphetamine (gọi tắt là meth), đang ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội. Vì loại ma túy này dễ sản xuất và “giá cả phải chăng” so với heroin hoặc cocaine, mối đe dọa này đang âm thầm lan rộng khắp nơi với một tốc độ đáng báo động. Không giống như một số loại ma túy gây nghiện khác, meth được sản xuất tại các phòng điều chế bất hợp pháp, nhiều khi trong nhà để xe và tầng hầm. Meth được làm từ các hóa chất nguy hiểm, các sản phẩm tẩy rửa nhà cửa và có thể gây ra hậu quả phá hủy cơ thể nghiêm trọng. Mặc dù, đặc tính kích thích của meth ban đầu thường mang lại sự hài lòng, ngay khi hết tác dụng, người sử dụng rơi vào trạng thái rất khó chịu, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Hơn nữa, meth ăn sâu vào tổ chức não, làm giảm trí nhớ, mất khả năng điều phối vận động và nhiều triệu chứng khác nữa.
Theo vị cán bộ này, để phát hiện một người có sử dụng ma túy đá hay không không khó, nếu họ sử dụng theo đường hút sẽ có thể có vết bỏng trên môi hoặc ngón tay do thủy tinh hoặc ống kim loại. Nếu sử dụng đường tiêm chích, sẽ có dấu kim tiêm trên cánh tay. Chảy máu cam có thể là dấu hiệu của sử dụng theo đường hít qua mũi. Hoạt động thể chất thần kinh như cực kỳ bồn chồn, có thể kèm nhiều vết trầy xước hoặc vết khêu cạy trên da cũng là các dấu hiệu sử dụng. “Tuy nhiên, trên thực tế, lực lượng công an luôn phải đối mặt với đủ chiêu trò chống đối của các đối tượng nghiện, nhất là đối tượng "chơi đá" vì chúng có rất nhiều mánh khóe để qua mắt các cơ quan chức năng khi muốn kiểm tra rõ ràng về tính pháp lý”.
Ngáo đá lộng hành do “lách luật” khi xét nghiệm?
Vậy dân nghiện thường có những chiêu thức gì để “lách” các cơ quan chức năng mỗi khi “nước đến chân”? Theo chân một đại ca “có số” ở đất Hà thành, cánh PV tiếp cận được Hưng “sẹo” – một tay chơi ngoại hạng, cứng mặt trên các sàn, bar ở Hà Nội. Theo Hưng “sẹo”: “Thế mạng” hay mua nước tiểu được dân chơi thường xuyên áp dụng. Với thỏa thuận cấp tốc khi bị bắt, một tay nghiện lắc, ke hay đá sẽ chấp nhận chi một món tiền cho người không dùng “hàng” để hoán đổi mẫu thử nước tiểu. Thông thường, trong những tình huống khẩn cấp, số tiền “thế mạng” được đưa ra với giá khá cao. Họ luồn lách, hỏi xin chút “nước sạch” (ám chỉ nước tiểu của những người bình thường khỏe mạnh) của những người tỉnh táo. Đa số “nước sạch” là từ nguồn đội bảo vệ và bồi bàn của vũ trường, những người không dính dáng đến ma tuý. Tuy nhiên, theo Hưng “sẹo”, do có quá nhiều người xin nên các nguồn “sản xuất” phải liên tục uống nước khoáng để kịp đáp ứng?!
Theo một nguồn thông tin khác mà cánh PV báo Đời Sống và Pháp Luật thu thập được từ một dân chơi có tiếng ở Hải Phòng thì, dù là nam hay nữ, khi đi vũ trường lắc đều thủ trong túi một vỉ thuốc ngừa thai. “Thần dược” này sẽ có tác dụng hóa giải thành phần chất kích thích có trong nước tiểu, với thời gian khoảng 15 phút trước khi làm xét nghiệm? Như vậy, thời gian bị công an áp giải ra xe, về nơi tạm giữ, đủ để... “cải thiện” tình hình. “Khi có công an ập vào, không cần biết có bị tóm hay không, dân lắc cứ uống liền hai viên ngừa thai”, nhân vật đầy tiếng tăm từ Hải Phòng bật mí.
Tuy nhiên, một “kinh nghiệm xương máu” cũng được cộng đồng “bay, lắc” truyền tai nhau, không phải lúc nào thuốc ngừa thai cũng có tác dụng tốt. Cũng có những lần, dù đã sử dụng nhưng kết quả xét nghiệm vẫn là dương tính, tỉ lệ “thành công” chỉ 50/50. Nếu dùng thuốc ngừa thai quá nhiều sẽ không có tác dụng.
Chính vì thế, những phương án “phòng thủ” khác luôn được “dân bay, lắc” chuẩn bị. Nhiều cô gái khi đi “lắc” trong các sàn nhảy còn mang theo... xà phòng giặt. Đây cũng là một cách để hóa giải kết quả xét nghiệm nếu lỡ bị bắt. “Gói nhỏ khoảng nắm tay thôi, đủ dùng cho cả nhóm 10 người. Khi bị bắt thử nước tiểu, chỉ cần cho một chút bột giặt vào, lắc đều là kết quả hoàn toàn khác”, Toàn “rồ”, một dân chơi nhiều năm kinh nghiệm liên quan đến chất ma tuý nói với PV.
Theo một cán bộ viện Khoa học Hình sự, bộ Công an, những mánh khóe trên không “qua mắt” được cơ quan giám định với các phương tiện máy móc xét nghiệm hiện đại. “Việc uống thuốc tránh thai, hay B1 như một số người vẫn nghĩ không thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm ma túy”, ông khẳng định. Bên cạnh đó, vị cán bộ này cho hay, kết quả xét nghiệm lúc đầu là test nhanh nên sai số có thể lớn. Tuy nhiên, sau đó, mọi xét nghiệm được tiến hành trên hệ thống thiết bị hiện đại nên khó có thể có kết quả sai.
Trước thông tin, một số “dân chơi” bị cảnh sát tạm giữ, khi bị xét nghiệm ma túy đã pha nước Lavie vào mẫu nước tiểu với hy vọng làm giảm nồng độ ma túy, vị cán bộ trên cho rằng, biện pháp này là vô hiệu. “Chỉ cần một chút nước tiểu trong mẫu đó, chúng tôi cũng làm xét nghiệm được.