Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bản khai "sinh đôi" vụ hoa hậu Phương Nga: Luật sư nói gì?

(DS&PL) -

Vụ án Trương Hồ Phương Nga và bạn là Nguyễn Đức Thùy Dung đang bị TAND TP.HCM xét xử vì cáo buộc lừa đảo 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ đang gây chú ý khi luật sư bất n

Vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung đang bị TAND TP.HCM xét xử vì cáo buộc lừa đảo 16,5 tỷ đồng của ông Cao Toàn Mỹ đang gây chú ý khi luật sư bất ngờ trình trước tòa 2 bản khai giống nhau như "sinh đôi" của ông Mỹ và Phương Nga.

Theo đó, hai bản khai giống nhau cả hình thức lẫn nội dung làm dư luận nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm tố tụng?

Đồng thời, việc hoa hậu Phương Nga xin HĐXX được giữ quyền im lặng xuyên suốt 2 ngày xét xử (22 và 23/6) khiến dư luận cũng đặt câu hỏi liệu việc này có đúng với quy định của pháp luật?

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi trên báo Dân Trí, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TPHCM) cho hay, việc bản khai của Hoa hậu Phương Nga và Cao Toàn Mỹ hoàn toàn giống nhau có thể do lỗi của điều tra viên đã sao chụp lời khai của ông Cao Toàn Mỹ để đưa vào bản khai của bị cáo Nga.

Luật sư Dũng cho là, 2 bản lời khai giống nhau như thế cho thấy dấu hiệu vi phạm tố tụng nhưng vi phạm này không nghiêm trọng. Đồng thời, vi phạm này cũng không thể nói lên được việc Phương Nga có tội hay không. Để xác định được trong quá trình điều tra Phương Nga có bị ép cung, nhục hình hay không thì rất khó.

Trương Hồ Phương Nga giữ quyền im lặng tại tòa - Ảnh: Đào Ngọc Thạch/ Thanh Niên

Cũng trao đổi trên báo Dân Trí, luật sư Trần Tuấn Huy (Đoàn luật sư TPHCM) cũng đồng tình với ý kiến của luật sư Dũng. Ông cũng cho rằng, lỗi này thuộc về điều tra viên, thông thường là lỗi đánh máy, coppy cho nhanh theo lời tự khai gần giống nhau.

Tuy nhiên, ông cho là trong phiên tòa vào ngày 26/6, HĐXX cần làm rõ tại sao lại có sự giống nhau về lời khai của hai người mặc dù thời gian thực hiện 2 bản cung cách nhau tới 20 ngày. Những lời khai này là sự thật của vụ án hay cả ông Mỹ và Phương Nga đang cố che giấu một sự thật nào đó?

Ông nói: “HĐXX cần triệu tập điều tra viên tới phiên tòa để giải thích rõ lý do. Nếu điều tra viên giải thích hợp lý, tòa thấy chấp nhận được thì không ảnh hưởng nhiều tới bản chất vụ án. Còn trong trường hợp điều tra viên không thể giải thích được thì HĐXX cần xem xét lại nội dung vụ án”.

Cần triệu tập điều tra viên

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi trên báo Tuổi Trẻ, luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, lời khai thể hiện ý kiến của bị can, bị cáo, người bị hại và những người có liên quan về tình tiết của vụ án thường được điều tra viên viết tay ghi lại. Người cho lời khai có ký tên vào bản này.

Tuy nhiên trong vụ án này, bản khai lại là bản đánh máy. Nội dung và hình thức bản khai của Cao Toàn Mỹ và Phương Nga giống nhau từ hình thức đến nội dung.

Thậm chí có một số đoạn trong bản khai của Phương Nga, danh xưng còn không khớp khi Nga xưng "tôi Mỹ"...

“Hai bản khai giống nhau như đúc này khiến tôi nghi ngờ có thể điều tra viên soạn sẵn, có dấu hiệu mớm cung khi lấy lời khai của Nga.

Việc sao chép lời khai của người này gắn cho người kia là vi phạm tố tụng hình sự. Nội dung của các bản khai này có thể không khách quan, không phản ánh chính xác vụ việc. Không thể trong cùng một vụ án mà bị can và bị hại lại có bản khai giống y hệt nhau như vậy” - luật sư Nam nói.

Luật sư Phạm Hoài Nam cho rằng toà án cần phải triệu tập điều tra viên để xác định lại nội dung trong 2 bản khai đó...

Dùng quyền im lặng trước tòa có đúng với quy định của pháp luật?

Xuyên suốt 2 ngày xét xử (22 và 23/6), Phương Nga xin HĐXX được giữ quyền im lặng, đồng thời giữ nguyên lời khai như tại phiên tòa sơ thẩm.

Trao đổi trên báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) luật sư Nguyễn Huy An, Trưởng văn phòng luật sư Huy An cho biết, quyền im lặng không được quy định rõ ràng trong điều khoản nào của luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, tại Điều 10, Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định, “bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội. Việc chứng minh bị cáo có tội, hay không có tội thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm soát, hội đồng xét xử”.

Tại điểm C, Khoản 2, Điều 48, 49 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định, “người bị tạm giữ, bị can có quyền trình bày lời khai”. Khi hội đồng xét xử hỏi bị cáo, bị cáo không trả lời thì hội đồng xét xử sẽ hỏi sang một vấn đề khác, hay có thể hiểu đơn giản, theo luật quy định, không phải hội đồng xét xử đưa ra câu hỏi nào thì bị cáo cũng phải trả lời.

“Luật Hình sự Việt Nam không quy định rõ ràng, chi tiết về quyền im lặng của bị can, bị cáo nhưng nó đã được ẩn trong những điều khoản liên quan khác và chuyện bị can, bị cáo sử dụng quyền im lặng là hoàn toàn hợp pháp” – luật sư Huy An khẳng định.

Luật sư Huy An cho biết thêm, việc có sử dụng quyền im lặng hay không, lợi hay hại là do sự cân nhắc và lựa chọn của bị cáo.

Theo ý kiến chủ quan, luật sư Huy An cho rằng, bị cáo hoàn toàn im lặng chưa hẳn là tốt, nhưng có những lúc cần sử dụng quyền im lặng. Ở một góc độ nào đó, sự im lặng của Phương Nga có dấu hiệu tiêu cực, như hoa hậu Phương Nga nói là không tin vào viện kiểm soát, thiếu tin tưởng vào phiên tòa.

Nói về quyền im lặng, trao đổi trên báo Tri thức trực tuyến, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM) đánh giá đây là một bước tiến lớn của việc nâng cao quyền công dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Bởi lẽ, người vừa bị bắt giữ thường có trạng thái tâm lý rất dễ hoảng loạn. Đây là điều kiện khiến cho họ dễ bị ảnh hưởng từ áp lực của cơ quan điều tra trong việc lấy lời khai.

Từ đó dẫn đến việc họ đưa ra những lời khai bất lợi cho bản thân hoặc nhận tội ngay khi chưa được điều tra, làm rõ hoặc xác minh một cách kỹ càng trên thực tế.

Quyền im lặng là sự thể hiện quyền được tự bảo vệ mình của người bị bắt, bị can, bị cáo, tránh các hành vi mớm cung, bức cung, nhục hình từ cơ quan điều tra. Góp phần tránh được những sai sót hay không rõ ràng của lời khai ban đầu khi tâm lý còn chưa ổn định, luật sư Hưng thông tin thêm.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật