Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bản đồ: Công cụ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các quốc gia ven Biển Đông đang khẳng định chủ quyền tại các viện bảo tàng, trong các kho lưu trữ và bằng các tấm bản đồ cổ.

(ĐSPL) - Các quốc gia ven Biển Đông đang khẳng định  chủ quyền tại các viện bảo tàng, trong các kho lưu trữ và bằng các tấm bản đồ cổ.
Theo tạp chí The Economist của Anh, từ lâu, các quốc gia ven Biển Đông đã đấu tranh với nhau bằng bản đồ và bây giờ, cuộc đấu này đang ngày càng trở nên quyết liệt. Tại một cuộc triển lãm tại Hải Phòng hồi tháng 6, Việt Nam đã trưng bày một số bản đồ cổ. Đến tháng 9, tại các cuộc  triển lãm ở Manila và Đài Bắc, Philippines và Đài Loan hy vọng thúc đẩy tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trên giấy tờ, tuyên bố chủ quyền của Đài Loan giống Trung Quốc, khẳng định chủ quyền trong cái bản đồ “đường chữ U” (đường lưỡi bò) tự vẽ mơ hồ. Chỉ có điều, tuyên bố chủ quyền của Đài Loan lại đang bất lợi cho tham vọng thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc.

Mã Anh Cửu: Tuyên bố chủ quyền của Đài Loan chỉ bao gồm các đảo và vùng biển bao quanh rộng từ 3 đến 12 hải lý.

Triển lãm Đài Bắc lần đầu tiên trưng bày một phần nhỏ trong kho lưu trữ mà Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân đảng mang theo, khi bị đội quân của Chủ tịch Mao Trạch Đông đánh đuổi khỏi Trung Quốc đại lục và phải chạy ra đảo Đài Loan vào năm 1949.  Phát biểu khai mạc triển lãm, người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu làm rõ những gì mà chính phủ Quốc Dân đảng từng tuyên bố vào năm 1947 khi khẳng định chủ quyền đối với các đảo bị Nhật Bản chiếm giữ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.  Không giống như Trung Quốc vốn tuyên bố chủ quyền đối với tất cả mọi thứ (đảo, đá, bãi cát ngầm, rạn san hô, cá, dầu khí đốt và vùng biển rộng lớn) bên trong “đường lưỡi bò”,  ông Mã Anh Cửu nói  tuyên bố chủ quyền của Đài Loan chỉ bao gồm các đảo và vùng biển bao quanh rộng từ 3 đến 12 hải lý. Ông nói rằng Đài Loan "không có cái gọi là yêu sách đối với các vùng biển".  
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), "đất thống trị biển". Tính năng đất có lãnh hải 12 hải lý và đảo có người sinh sống có thêm "vùng đặc quyền kinh tế" (EEZ) 200 hải lý. Vì vậy, theo The Econimist, giả sử ngay cả khi tất cả các hòn đảo này là của Trung Quốc, vùng đặc quyền kinh tế của các hòn đảo có người sinh sống cũng chỉ chiếm một phần cực nhỏ so với diện tích biển bên trong cái gọi là “đường lưỡi bò” liếm gần trọn Biển Đông. Trên thực tế, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần các hòn đảo nói trên.
Sự thừa nhận của ông Mã Anh Cửu khiến Mỹ hài lòng. Nhà phân tích Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại  Washington nói rằng Mỹ đã bí mật thúc giục ông Mã Anh Cửu làm rõ ý nghĩa những gì mà Quốc Dân đảng đã vẽ lên bản đồ “đường lưỡi bò”. Hy vọng rằng điều này sẽ gây áp lực buộc Trung Quốc phải giải thích rõ ràng về “đường 9 đoạn” và thậm chí phải thay đổi lập trường. Mỹ không đứng về phía nào một cách rõ ràng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, nhưng đổ lỗi cho Trung Quốc làm căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Bà Glaser nói yêu cầu của Mỹ khiến ông Mã Anh Cửu và các trợ lý lâm vào một tình thế  cực kỳ khó xử. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và đe dọa sử dụng vũ lực đánh chiếm nếu hòn đảo này chính thức tuyên bố độc lập.  
Ông Mã Anh Cửu đã loại trừ khả năng hợp tác với Trung Quốc về việc cùng nhau tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng lại không thể vẽ lại ranh giới Đài Loan mà không bị Trung Quốc gán cho cái tội ly khai. Sáu năm nhiệm kỳ tổng thống của ông đã được đánh dấu bằng các mối quan hệ được cải thiện đáng kể với Trung Quốc. Ông không muốn Biển Đông làm hỏng tiến trình này. Trong khi đó, Đài Loan đang lặng lẽ xây dựng một cảng mới đủ lớn trên đảo Ba Bình - hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa - để tàu chiến lớn có thể đồn trú.
Nhiều trong số các tài liệu mà Đài Loan lưu trữ vẫn còn giữ  bí mật và từ lâu, Trung Quốc đã yêu cầu được xem qua. Một số quan chức cấp cao Trung Quốc đã tham dự lễ khai mạc triển lãm ở Đài Bắc. Tuy nhiên, Michael Gau - một chuyên gia hàng hải, luật pháp tại Đại học Hải dương Đài Loan - nói rằng các quan chức Trung Quốc hầu như không quan tâm đến cuộc triển lãm vì các tài liệu trưng bày đều đã được giải mật. Thay vào đó, họ muốn biết “liệu  cho dù Đài Loan có chấp nhận đường chữ U (đường lưỡi bò) hoặc đã  nhượng bộ trước yêu cầu của người Mỹ”.
Câu trả lời có vẻ như là “nửa nọ, nửa kia”. Ông Mã đã không đề cập đến các “đường chữ U” đứt khúc (đường lưỡi bò) và cũng không thách thức tính hợp lệ của nó. Trên thực tế, theo học giả Bill Hayton, nguồn gốc của “đường lưỡi bò” là phi lịch sử, phản khoa học và hổ lốn.
Trong năm 2009, khi Trung Quốc lần đầu tiên  trình bản đồ “đường lưỡi bò” lên Liên Hợp Quốc, nó chỉ có 9 đoạn. Năm ngoái, đoạn  thứ 10 đã được thêm vào để làm cho rõ ràng rằng Đài Loan nằm trong bản đồ “đường lưỡi bò”.

Theo học giả Bill Hayton, nguồn gốc của “đường lưỡi bò” là phi lịch sử, phản khoa học và là một mớ hổ lốn.

Nếu Trung Quốc chịu chấp nhận giải thích của ông Mã Anh Cửu, điều này ít nhất sẽ làm tăng thêm sự rõ ràng trong những tranh chấp phức tạp chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, mặc dù nhiều học giả Trung Quốc có xu hướng đồng ý với ông Mã Anh Cửu, nhưng Bắc Kinh dường như không vội vàng cam kết chính thức. Ngay cả khi Trung Quốc cam kết chính thức, một giải pháp cho các tranh chấp vẫn còn xa vời. UNCLOS có thể phán xét  vùng biển gắn liền với tính năng đất (đảo nổi), nhưng lại không phán xét về chủ quyền đối với bản thân các tính năng đó.
Theo The Econimist, bản đồ của người Trung Quốc không phải là bản đồ duy nhất và cũng không nhất thiết phải là đáng tin cậy nhất. Trong cuộc  trưng bày tại Manila, bãi cạn  Scarborough (bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm năm 2012)  được ghi là lãnh thổ Philippines. Bản đồ này được vẽ vào năm 1636, trước khi có cái bản đồ “đường lưỡi bò” tới  3 thế kỷ.

Tin nổi bật