Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài toán tiểu học "1/2 cây gậy có mấy đầu" khiến cộng đồng mạng tranh cãi dữ dội

(DS&PL) -

Bài toán tiểu học do một phụ huynh chia sẻ đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" có nhiều cách giải khác nhau.

Tưởng chừng như những môn lập luận logic như Toán học thì chẳng bao giờ có thể gây tranh cãi vì nó luôn cho ra duy nhất 1 kết quả như 1 + 1 = 2. Tuy nhiên thực tế thì ngược lại, có những bài toán chỉ dành cho học sinh tiểu học thôi cũng đủ gây ra những cuộc tranh luận căng thẳng trên mạng xã hội.

Mới đây, một bài toán của học sinh lớp 2 đã khiến cộng đồng mạng tranh cãi dữ dội. Bài toán có nội dung: "Một cây gậy có 2 đầu, vậy 2 cây gậy có mấy đầu, và 1/2 cây gậy có mấy đầu?".

Câu hỏi 2 cây gậy có bao nhiêu đầu thì ai cũng biết. Bởi chỉ cần thực hiện phép tính nhân là ra 4 đầu. Song câu hỏi 1/2 cây gậy thì không phải ai cũng làm đúng.

Bất kỳ cây gậy nào cũng sẽ có 2 đầu trên và dưới như trong phần đề bài đã đề cập. Kể cả khi có chia đôi, chặt lấy một nửa thì phần nửa ấy cũng vẫn thế. Với đáp án là 2 thì chắc chắn, học sinh này đã suy luận đúng và theo lẽ thường.

Thế nhưng để đặt vào môn toán học, nếu làm theo các bước thì 1/2 của 2 tức là 1. Vậy nên đáp án là 1 cũng có thể được chấp nhận. Có thể thấy, bài toán này đang gặp vấn đề ở cách ra đề, lựa chọn đồ vật làm ví dụ không thực sự hợp lý và có thể gây hoang mang.

Đề bài tập này sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự chú ý và nhiều ý kiến tranh luận. Một số bình luận đáng chú ý:

"Câu trả lời là 1 đầu gậy với điều kiện không cắt gậy thành 2 đoạn rời rạc mà chỉ hiểu là 1 nửa gậy thôi";

"Một cái xe đạp có hai bánh thì có thể tính kiểu đó, nhưng 1 cái gậy chia hai thì nửa cái gậy vẫn có hai đầu! Người lớn mình cứ phức tạp hoá vấn đề, cứ suy nghĩ đơn giản như trẻ em ấy";

"1/2 nhưng nếu cắt gậy ra thì 2 đầu là đúng. Nếu không cắt ra thì chỉ có một đầu. Những bài toán như thế này học sinh trả lời như thế nào cũng đúng nhưng không nên đưa vào";

"Sức sáng tạp của trẻ con rất nhiều bất ngờ nên trong chuỗi các bài toán học thuật lồng ghép bài toán tư duy cũng là điều hay thế nhưng đề bài này này quá thiếu hợp lý".

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật