Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bài 2: Lỗ hổng quản lý máy lọc nước và trách nhiệm của cơ quan chức năng

(DS&PL) -

Mặc dù là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, tuy nhiên máy lọc nước lại không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế.

Mặc dù là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, tuy nhiên máy lọc nước lại không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế.

Trách nhiệm của Bộ Y tế đến đâu?

Như đã đề cập ở bài trước, thị trường máy lọc nước hiện nay đã hình thành “ma trận” sẵn sàng gài bẫy người tiêu dùng. Với một sản phẩm tác động trực tiếp với sức khỏe con người, câu hỏi đặt ra là Bộ Y tế có trách nhiệm đến đâu trong việc quản lý chất lượng máy lọc nước.

Để đi tìm câu trả lời, chúng tôi đã liên hệ với nhiều đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Đáng ngạc nhiên là phần lớn các đơn vị đều không có chức năng quản lý chất lượng máy lọc nước.

Liên hệ với Vụ trang thiết bị và Công trình Y tế (Bộ Y tế), đây là đơn vị có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực trang thiết bị y tế bao gồm thiết bị, dụng cụ, hóa chất… Câu trả lời của đại diện đơn vị này đưa ra là: “Sản phẩm máy lọc nước không thuộc mặt hàng thiết bị y tế.”

Có nhiều quy chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước, tuy nhiên chưa có quy chuẩn nào áp dụng đối với máy lọc nước.

Vì lý do này, các sản phẩm máy lọc nước sẽ không thuộc quản lý của Vụ trang thiết bị và Công trình Y tế. Nhiều người dân thắc mắc, tại sao một sản phẩm tác động trực tiếp tới sức khỏe con người như máy lọc nước lại không thuộc thiết bị y tế gia đình?

Tiếp tục liên hệ với thanh tra Bộ Y tế, câu trả lời chúng tôi nhận được vẫn là đơn vị không có chức năng quản lý về nguồn gốc, chất lượng của máy lọc nước trên thị trường.

Lỗ hổng quản lý

Phải tìm đến Cục an toàn thực phẩm, chúng tôi mới tiếp cận được một số thông tin về việc quản lý chất lượng nguồn nước.

Cục an toàn thực phẩm cho hay, Bộ y tế đã đưa ra các quy chuẩn Quốc gia như: QCVN02:2009/BYT, QCVN 01:2009/BYT, QCVN6-1:2010/BYT... để thể hiện chất lượng nước sau khi lọc qua máy. Theo đó, với từng loại quy chuẩn sẽ ứng với từng mục đích sử dụng nước khác nhau.

Theo đó, Cục an toàn thực phẩm cho hay: QCVN02:2009/BYT là Quy chuẩn quốc gia về Chất lượng nước sinh hoạt: Quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sinh hoạt thông thường. Không sử dụng cho ăn uống trực tiếp và cơ sở chế biến thực phẩm.

QCVN 01:2009/BYT là Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống: Quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng dung cho các cơ sở chế biến thực phẩm. Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước dùng cho mục đích sinh hoạt.Là tiêu chuẩn đầu vào của nguồn nước dùng để sản xuất nước uống đóng chai.

QCVN 6-1:2010/BYT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (Dành cho nước uống trực tiếp): Quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai với mục đích giải khát.

Nếu đối chiếu các quy chuẩn trên thì máy lọc nước sử dụng cho hộ gia đình, nguồn nước sau lọc được dành cho việc uống trực tiếp, nấu nướng, pha chế, vệ sinh an toàn…. nên chất lượng nước cũng cần phải đáp ứng Quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT.

Thế nhưng có một thực tế được Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Hà Nội chỉ ra rằng, QCVN 6-1:2010/BYT là quy chuẩn chỉ áp dụng đối với nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai với mục đích giải khát, còn với nước sau lọc từ máy lọc nước lại chưa có văn bản quy định việc áp dụng quy chuẩn này.

Cụ thể, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Hà Nội cho biết, đơn vị chỉ có trách nhiệm quản lý chất lượng nguồn nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, kiểm tra các đơn vị kinh doanh nước uống đóng chai có đủ tiêu chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT hay không? Nếu không đủ điều kiện sẽ tiến hành xử lý theo quy định pháp luật. Còn về chất lượng đầu ra của máy lọc nước, đơn vị không có thẩm quyền quản lý và xử phạt nếu không đủ tiêu chuẩn.

“QCVN 6-1:2010/BYT là quy chuẩn áp dụng đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai với mục đích giải khát, chúng tôi chịu trách nhiệm quản lý chất lượng nước khoáng và nước đóng chai, còn chất lượng máy lọc nước lại không phải chức năng của Chi cục” – Đại diện Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Hà Nội cho hay.

Không tìm được câu trả lời từ các đơn vị trực thuộc Bộ y tế, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu vai trò quản lý máy lọc nước từ Bộ Khoa học Công nghệ.

Qua tìm hiểu, chất lượng máy lọc nước chỉ được quản lý theo Quyết định số: 1171/QĐ-BKHCN về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trước khi thông quan.

Theo dó, điều 4.2 trong Quyết định nêu rõ: Dụng cụ điện đun và chứa nước nóng (bao gồm cả bình đun nước nóng có dự trữ cho sinh hoạt; máy làm nóng lạnh nước uống (kể cả có bộ phận lọc nước) phải đáp ứng được QCVN 4:2009/BKHCN (quy chuẩn an toàn đối với thiết bị điện tử).

Có thể thấy quy định này chỉ đề cập tới việc quản lý thiết bị điện tử trong máy lọc nước, còn về chất lượng đầu ra của máy vẫn bị bỏ ngỏ.

Mời quý độc giả đón đọc bài 3: Chưa có quy định quản lý chất lượng máy lọc nước

Tin nổi bật