Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Theo Bộ Y tế hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.

Ngày 17/4, Bộ Y tế đã ban hành công văn đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các Viện trực thuộc Bộ Y tế; các Trường Đại học, cao đẳng y, dược trực thuộc Bộ Y tế; Các Hội, Hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người lao động của Đơn vị đã nghỉ công tác) không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm. Như vậy, việc làm trên là vi phạm quy định của pháp luật.

Đồng thời rà soát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có vi phạm.

PGS.TS Nguyễn Thị L. xuất hiện trong video giới thiệu về Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group. Ảnh chụp màn hình

Trước đó, xoay quanh thông tin vụ phát hiện gần 600 loại sữa giả vừa bị cơ quan chức năng triệt phá, trên kênh YouTube “Tập đoàn Dược Quốc tế”, một đoạn clip gần 7 phút giới thiệu Công ty Hacofood Group đã sản xuất nhiều sản phẩm như: sữa dinh dưỡng Talacmum, The Empire, Kawai, Darifa Gold, Kasumi... Đoạn clip cũng quảng cáo Công ty Hacofood có “sản lượng sản xuất lên đến hơn 5 triệu lon sản phẩm mỗi năm”.

Trong một video, PGS.TS Nguyễn Thị L, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, xuất hiện với lời khẳng định: “Người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm” khi sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ. Bà cũng “đánh giá rất cao Hacofood” và nhấn mạnh “đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt”. Tuy nhiên, trước thông tin hai công ty này bị cáo buộc sản xuất hàng trăm loại sữa giả, bà L, tỏ ra bất ngờ, khẳng định không liên quan đến hoạt động sản xuất và cho biết chưa được xem lại video quảng cáo trước khi phát hành.

Một đoạn video khác có sự xuất hiện của bác sĩ Lê Thị H, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia), giới thiệu sữa Talacmum có chiết xuất từ tổ yến, đông trùng hạ thảo, sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nguyên liệu 100% nhập khẩu từ Hà Lan và Nhật Bản. Tuy nhiên, kết luận điều tra bước đầu cho thấy, các sản phẩm này hoàn toàn không chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo hay bất kì thành phần giá trị nào như quảng cáo. Thay vào đó, doanh nghiệp bị cáo buộc đã sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, phụ gia không rõ nguồn gốc để đánh lừa người tiêu dùng.

Tin nổi bật