Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bác sĩ bị kỷ luật vì từ chối làm “quan to”: Có gì đó bất thường?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Xung quanh việc một bác sĩ, giám đốc bệnh viện huyện từ chối chức Phó giám đốc Sở Y tế Bình Thuận, nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều vấn đề bất thường cần phải xem xét kỹ.

(ĐSPL) – Xung quanh việc một vị giám đốc bệnh viện huyện lại từ chối chức Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh, nhiều ý kiến cho rằng còn nhiều vấn đề bất thường cần phải xem xét kỹ.

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước sự việc UBND tỉnh Bình Thuận có bổ nhiệm bác sĩ Hồ Phi Long - Giám đốc BV Đa khoa Nam Bình Thuận (huyện Đức Linh) làm Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh, tuy nhiên, bác sĩ này lại viết đơn từ chối nhiệm vụ vì lý do "phải chăm sóc mẹ già".

Ngay sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với bác sĩ Hồ Phi Long vì không chấp hành quyết định điều động của cấp trên. 

Trước sự việc này, dư luận nảy sinh nhiều luồng tranh cãi. Có ý kiến cho rằng, việc bác sĩ Long từ chối nhiệm vụ để chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già là hoàn toàn phù hợp với đạo lý, còn quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận chưa thực sự thuyết phục.

Ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều người lại đưa ra thắc mắc rằng liệu trong câu chuyện bổ nhiệm và từ chối nhiệm vụ này có điều gì bất thường không, khi một giám đốc bệnh viện huyện được bổ nhiệm chức Phó Giám đốc Sở Y tế với điều kiện làm việc tốt hơn mà lại từ chối.

Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật xung quanh câu chuyện này, ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, chưa tìm hiểu thực chất nguyên nhân bên trong thì chưa thể khẳng định được đúng hay sai, hợp tình hợp lý hay không ở câu chuyện này.

“Thứ nhất, chúng ta phải xem xét rõ hơn xem cán bộ được bổ nhiệm “chống lệnh” ở mức nào. Nếu vì bất cứ nguyên nhân, mục đích gì khác không có sức thuyết phục mà từ chối quyết định sắp xếp, tổ chức cán bộ của cấp trên thì phải chịu hình thức kỷ luật là hoàn toàn hợp lý. Còn nếu vì hoàn cảnh gia đình, vì lý do sức khỏe hay một lý do bất khả kháng nào đó mà không thể nhận quyết định bổ nhiệm từ cấp trên, thì phải xem xét lại hình thức kỷ luật đối với cán bộ” – ông Thang Văn Phúc phân tích.

Tuy nhiên, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, trong câu chuyện này chưa làm rõ được nguyên nhân chính bác sĩ Long từ chối quyết định bổ nhiệm nên chưa thể phán xét đúng-sai.

“Việc tổ chức nhân sự của chúng ta nhiều khi không công khai nên rất khó để đánh giá và nhìn nhận vấn đề” – ông Phúc cho biết.

Bác sĩ bị kỷ luật vì từ chối làm “quan to”. Ảnh minh họa.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, ở nước ta hiện này, một số người vẫn còn giữ tâm lý “thà làm trưởng nhỏ còn hơn làm phó to”, “thà làm đầu gà còn hơn làm đuôi voi”, tâm lý lãnh đạo là muốn tham gia vào một việc gì đó trực tiếp, trong đó quyền hành của họ rõ ràng hơn thì họ vẫn thích hơn. Còn nếu làm chức cao mà thẩm quyền không rõ, lại ở dưới người lãnh đạo mà họ không hợp “gu” với mình thì chắc chắn là họ sẽ không thích.

Nhắc đến vấn đề lợi ích cũng có thể gây ảnh hướng ít nhiều đến quyết định của các cán bộ, ông Thang Văn Phúc nhấn mạnh: “Lợi ích thì thực ra ở chỗ nào, nơi nào cũng có. Nó cũng rất có sức ảnh hướng và tác động đến quyết định của cán bộ, tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể vẫn cần phải xem xét kĩ mới có thể khẳng định được. Cũng có những khi họ lý do họ từ chối chỉ là cái cớ, mà những nguyên nhân chính thì lại không tiện nói ra”.

Về biện pháp làm sao để hài hòa và đảm bảo tốt chất lượng điều động cán bộ, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc bổ nhiệm bất cứ khi nào cũng đều cần thực hiện trước công tác tuyên truyền, thẩm tra, xem xét năng lực, nguyện vọng, xu thế phát triển của cán bộ định bổ nhiệm tại vị trí mới, nếu nhiệm vụ có khó khăn thì tổ chức phải đứng ra thuyết phục, phải cương quyết trong mọi quyết định.

“Thi tuyển cũng là một biện pháp hữu hiệu hiện đang được nhiều địa phương hướng tới và thực hiện. Bởi chỉ có thi tuyển, thì những người có tâm huyết thực sự mới tham gia, từ đó mới chọn được những cán bộ có chất lượng. Cơ quan đảm nhiệm trọng trách tổ chức, sắp xếp cán bộ phải đảm bảo quyền cho các cán bộ bên dưới và không thể cũng như không nên áp đặt những quy định cứng nhắc” – ông Thang Văn Phúc nhấn mạnh.

Tin nổi bật