Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bà Harris khiến ông Trump phải vào thế phòng thủ trong cuộc “so găng” đầu tiên?

  • Đinh Kim (Theo Reuters)
(DS&PL) -

Theo Reuters, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đưa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thế phòng thủ tại cuộc tranh luận đầy căng thẳng diễn ra tại Philadelphia.

Theo nhận định trên Reuters, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (ứng viên đảng Dân chủ) đã đưa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (ứng viên đảng Cộng hòa) vào thế phòng thủ tại cuộc tranh luận đầy căng thẳng hôm 11/9 (giờ địa phương), với một loạt công kích về vấn đề giới hạn phá thai, năng lực làm việc và vô số rắc rối pháp lý của ông.

Bà Harris dường như đã nhiều lần khiến ông Trump tức giận. Có lúc bà nhắc đến các cuộc vận động tranh cử của ông Trump, làm ông phát cáu bằng cách nói rằng mọi người thường rời đi sớm vì “kiệt sức và buồn chán”.

Đáp lại, ông Trump nói: “Các cuộc vận động của tôi, chúng tôi có những cuộc vận động lớn nhất, những cuộc vận động đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử chính trị”.

Sau đó, ông xoáy vào vấn đề chưa được xác nhận về hành động của những người nhập cư Haiti ở Springfield (Ohio, Mỹ) đối với thú cưng của các cư dân. “Nói về sự cực đoan”, bà Harris cười đáp.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: Reuters

Hai ứng viên có quan điểm đối lập về các vấn đề như nhập cư, chính sách đối ngoại và chăm sóc sức khỏe nhưng cuộc tranh luận không đề cập nhiều tới các chi tiết chính sách cụ thể. Thay vào đó, cách tiếp cận của bà Harris đã thành công đặt sự tập trung vào ông Trump.

Cựu Tổng thống Mỹ - người đã công kích cá nhân bà Harris trong nhiều tuần, bao gồm cả về vấn đề chủng tộc và giới tính - hầu hết tránh những lời gây tổn thương ở những phút giây đầu cuộc tranh luận nhưng sau đó ngày càng trở nên kích động trước sự công kích của Phó Tổng thống Mỹ.

“Tôi nghĩ thật là bi kịch khi chúng ta có một người muốn trở thành tổng thống, người mà liên tục trong suốt sự nghiệp của mình cố gắng sử dụng vấn đề chủng tộc để chia rẽ người dân Mỹ", bà Harris nói.

Bên cạnh đó, bà chỉ trích ông Trump về bản án hình sự vì che giấu khoản tiền “bịt miệng” cho một ngôi sai phim người lớn, cũng như các bản cáo trạng khác của ông và một phán quyết dân sự cho thấy ông phải chịu trách nhiệm về hành vi tấn công tình dục.

Cựu Tổng thống Mỹ đã phủ nhận các cáo buộc, đồng thời một lần nữa nói rằng bà Harris và đảng Dân chủ dàn dựng tất cả các vụ án mà không có bằng chứng. Ông cũng lặp lại tuyên bố rằng, thất bại của ông trung cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 là do gian lận.

Còn 8 tuần nữa, cuộc tổng tuyển cử ngày 5/11/2024 sẽ diễn ra. Hiện tại, còn ít ngày là đến ngày bỏ phiếu sớm tại một số tiểu bang. Cuộc tranh luận ngày 11/9 tạo ra cơ hội và cả rủi ro cho các ứng viên khi được truyền hình trực tiếp trước hàng chục triệu cử tri.

Theo Reuters, cuộc “so găng” này đặc biệt quan trong đối với bà Harris bởi các cuộc thăm dò cho thấy hơn 1/4 cử trị tiềm năng cảm thấy họ không biết đủ thông tin về bà. Được biết, bà mới tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng cách đây 7 tuần, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định dừng chiến dịch tranh cử.

Các cuộc tranh luận không chắc sẽ làm thay đổi suy nghĩ của cử tri nhưng có thể thay đổi động lực của cuộc đua. Trong một cuộc tranh luận có thể lại thu hẹp xuống còn hàng chục nghìn phiếu bầu ở một số ít tiểu bang, ngay cả một thay đổi nhỏ trong dư luận cũng có thể thay đổi kết quả.

Theo số liệu trung bình của các cuộc thăm dò do New York Times tổng hợp, ông Trump và bà Harris về cơ bản là ngang nhau ở 7 bang chiến địa của khả năng quyết định kết quả cuộc bầu cử.

Tin nổi bật