Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Anh nông dân "giàu to" nhờ nuôi loài vật hoang dã, thích ăn chuối, thanh long

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Nhờ nuôi loài động vật hoang dã, thích ăn chuối và thanh long, anh nông dân ở Long An bước đầu thành nông với thu nhập khá.

Ônh Nguyễn Thành Nhân, ngụ ấp Cầu Kinh, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, đã gặt hái được thành canh đáng kể trong việc nuôi chồn hương – một loài động vật hoang dã có sở thích ăn chuối.

Mặc dù trang trại của anh Nhân còn khá mới trong khu vực, nhưng mô hình nuôi chồn hương đã nhanh chóng chứng minh hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi đầy triển vọng cho nanh dân địa phương.

Hơn 10 năm nuôi dê "quay xe" nuôi chồn hương

Anh Nguyễn Thành Nhân, với hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi dê, đã bén duyên với nghề nuôi chồn hương một cách tình cờ sau khi xem một chương trình truyền hình giới thiệu về mô hình này ở miền Tây.

Anh nông dân "giàu to" nhờ nuôi chồn hương. Ảnh: Báo Long An

Năm 2017, anh quyết định đầu tư mua 4 cặp chồn hương giống với giá 18 triệu đồng/con từ một trang trại ở Cà Mau. Nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng và kiến thức học hỏi được, đàn chồn hương của anh sinh sản tốt và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.

Anh Nhân đã mạnh dạn mở rộng quy mô bằng cách xây dựng chuồng trại trên diện tích đất trống quanh nhà và hoàn thiện các thủ tục pháp lý để nuôi động vật hoang dã. Hiện tại, trang trại của anh đã có khoảng 60 con chồn hương bố mẹ.

Với giá bán mỗi con chồn giống khoảng 20 triệu đồng, anh Nhân đã thu về lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng từ việc bán 100 con giống trong thời gian qua.

Thành canh của anh khanh chỉ khẳng định tiềm năng kinh tế của mô hình nuôi chồn hương mà còn là nguồn động lực lớn cho những người nanh dân khác muốn thử sức với lĩnh vực này.

Kinh nghiệm nuôi chồn hương

Để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi, anh Nhân đã xây dựng một trang trại rộng 100m2, chia thành 4 khu riêng biệt dành cho chồn sinh sản, chồn hậu bị và chồn con.

Đặc biệt, khu nuôi chồn sinh sản được đầu tư hệ thống lồng nuôi hiện đại bằng lưới sắt, kèm theo hệ thống dẫn nước uống trực tiếp đến từng chuồng. Chất thải của chồn hương cũng được xử lý hàng ngày để giảm thiểu mùi hôi.

Chồn hương là loài động vật hoang dã, thích ăn chuối. Ảnh minh họa 

Chồn hương là loài động vật hoang dã ăn tạp nên việc nuôi dưỡng không quá khó khăn, chúng ít bệnh tật và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Thức ăn chủ yếu của chúng là chuối, mít, cá da trơn... nên chi phí thức ăn mỗi ngày chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng/con.

Nhận thấy chồn hương đặc biệt thích ăn thanh long và chuối, anh Nhân đã dành 0,2ha đất để trồng chuối, vừa cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chồn, vừa tiết kiệm chi phí. Trung bình mỗi năm, chồn hương sinh sản 3 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con.

Nhờ đầu tư bài bản vào chuồng trại và áp dụng phương pháp nuôi dưỡng khoa học, đàn chồn hương của anh Nhân phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể ngay từ những bước đầu.

Tập tính của chồn hương

Chồn hương, còn được gọi là cầy hương, vòi hương, chồn mướp, ngận hương..., là loài động vật hoang dã thường sống trong các khu vực rậm cỏ, bụi rậm ven suối, rừng hay đồi. Chúng có tập tính hoạt động về đêm, từ chập tối đến nửa đêm, và thường sống đơn độc, đôi khi theo đàn. Tuy nhiên, chồn hương khá hung dữ và có thể cắn lẫn nhau, chỉ sống hòa hợp vào mùa sinh sản.

Chồn hương trưởng thành có thân hình thon dài, kích thước trung bình từ 55-75 cm và cân nặng từ 2-5 kg. Chúng có bốn chân thấp, ngắn, màu đen với năm ngón. Đầu dài, mõm nhọn, bộ răng 36-40 chiếc. Lông chồn hương có màu xám vàng, xám đen, nâu thẫm hoặc xám sẫm. Hai tai và mõm hơi đen, phần hông có các vệt hoặc đốm đen mờ xếp thành hàng chạy dọc từ vai xuống mông. Đuôi dài 35-50 cm với các vòng đen trắng hoặc nâu thẫm xen kẽ.

Mùa sinh sản của chồn hương không rõ ràng nhưng thường tập trung vào tháng 4-6 hàng năm. Chúng có nhiều chu kỳ động dục trong năm, tuy nhiên, độ tuổi thuần thục sinh lý và chu kỳ mang thai chưa được xác định rõ.

Trong tự nhiên, chồn hương thường đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa từ 3-6 con. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhốt với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tách con sớm, chồn hương có thể động dục và sinh sản 2 lần/năm. Chúng thường sinh con trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Chồn hương con rất khỏe mạnh và ít bệnh tật, thường mở mắt sau khi sinh khoảng 1 tuần.

Tin nổi bật