Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn khuya có làm tăng nguy cơ đột quỵ?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Ăn khuya không trực tiếp gây đột quỵ, nhưng có thể dẫn đến các bệnh như béo phì, tiểu đường, và tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 chia sẻ trên báo điện tử VnExpress, đột quỵ liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh như lạm dụng thuốc, rượu bia, ít vận động thể lực.

Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ. Do đó, rất khó để kết luận việc một yếu tố nào đó "có gây đột quỵ" hay không.

Ăn đêm có làm tăng nguy cơ đột quỵ hay không còn phụ thuộc vào việc bạn ăn gì và hàm lượng bao nhiêu hơn là thời điểm ăn. Ảnh minh họa.

Tùy theo từng yếu tố và tình trạng của mỗi người mà nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên hoặc giảm ít đi. Đây là lý do tại sao hai người đều vận động thể lực như nhau, nhưng có người lại bị đột quỵ, có người không.

Do đó, ăn đêm có làm tăng nguy cơ đột quỵ hay không còn phụ thuộc vào việc bạn ăn gì và hàm lượng bao nhiêu hơn là thời điểm ăn. Nếu bạn chọn những thực phẩm lành mạnh có nhiều chất dinh dưỡng, ít năng lượng, ăn với một lượng ít vừa đủ có thể giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch nói chung và đột quỵ nói riêng.

Ví dụ, bạn uống một ly sữa nóng và ăn một ít trái cây hay salad hàm lượng đường thấp trước khi đi ngủ có thể làm giảm tình trạng đói bụng, ngủ sâu giấc hơn, cung cấp đủ năng lượng qua một đêm. Ăn quá nhiều gà rán, uống nước ngọt nhiều đường, có thể gây khó tiêu, trào ngược dạ dày, thậm chí khó vào giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến năng lượng dư thừa, tích lũy trong cơ thể, gây bệnh lý.

Tác hại của việc ăn khuya

Ăn khuya ảnh hưởng đến trí nhớ

Việc ăn khuya thường xuyên sẽ có hại cho sức khỏe não bộ, cụ thể là sẽ làm suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Thời gian của bữa ăn có ảnh hưởng sâu rộng đến sinh lý và hành vi của não. Lý giải về vấn đề này các nhà khoa học cho rằng việc ăn khuya sẽ khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn.

Dạ dày hoạt động liên tục như vậy trong lúc ngủ sẽ khiến cơ thể không thể nghỉ ngơi hoàn toàn, mà rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ chập chờn. Đặc biệt, nếu thường xuyên ăn khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, khiến mất ngủ giữa chừng. Chất lượng giấc ngủ không tốt có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như giảm trí nhớ, trầm cảm, mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, thậm chí cả ung thư.

Ăn khuya ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Việc ăn khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí gây trào ngược dạ dày. Bởi hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ hiệu quả nhất khi chúng ta đứng thẳng và trọng lực có thể giúp di chuyển thức ăn xuống hệ thống tiêu hóa. Đó là lý do tại sao khi ăn khuya xong rồi đi ngủ có thể khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và chắc chăn sẽ cảm thấy khó chịu, ậm ạch và khó ngủ.

Ngoài ra, nếu có ăn khuya thì nên tránh những thực phẩm có thể gây trào ngược như: Thức ăn cay, thực phẩm giàu chất béo như xúc xích, khoai tây chiên hoặc bánh nướng, rượu bia…

Ăn khuya là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì

Ăn khuya dễ dẫn đến béo phì. Ảnh minh họa.

Nếu thói quen ăn khuya kéo dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uống, cứ đến thời điểm đó sẽ cảm thấy muốn ăn gì đấy, dù có thể không đói. Điều này dẫn đến thừa cân, béo phì, thậm chí có thể gây ra một số bệnh mạn tính. Lý do là vào ban đêm quá trình trao đổi chất của cơ thể có xu hướng bị chậm lại, khi ăn quá muộn sẽ rất khó để tiêu hóa thức ăn. Phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ chuyển hóa thành chất béo và dễ tích tụ ở vùng bụng dưới dạng mỡ thừa. Tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì, đây là một trong những nguyên nhân gây tăng cân mất kiểm soát.

Mẹo hạn chế tình trạng ăn khuya

Việc hạn chế ăn khuya thường xuyên là cần thiết, nhưng làm thế nào để hạn chế được cảm giác thèm ăn khuya mới là việc khó. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn hạn chế tình trạng ăn khuya.

- Trước hết cần ăn đủ bữa trong ngày, bởi thông thường nếu khó ngủ hoặc thức dậy vào ban đêm và cảm thấy đói có thể do chúng ta ăn không đủ vào ban ngày. Vì vậy, để hạn chế cảm giác đói vào ban đêm thì cần ăn đủ bữa và đủ chất dinh dưỡng vào ban ngày.

- Việc ăn các bữa nhỏ trong ngày có thể giúp bạn kiểm soát sự thèm ăn và giảm cảm giác đói, đặc biệt là vào ban đêm.

- Ngoài ra, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn trước khi ngủ, vì có thể dẫn đến tăng cân hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Cần ăn nhẹ lành mạnh, vì điều này có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, giúp giảm cơn đói và ngủ ngon hơn.

- Nếu thực sự bị đói sau bữa tối, hãy cân nhắc lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, có hàm lượng calo thấp nhưng có giá trị dinh dưỡng cao như: Rau, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua nguyên chất…, thông tin trên Sức khỏe & Đời sống.

Tin nổi bật