Người xưa đã sử dụng gừng là một loại gia vị thông dụng trong nhà bếp, gừng "góp mặt" trong nhiều món ăn. Gừng không chỉ tạo mùi thơm độc đáo cho các món ăn mà còn có giá trị là một vị thuốc chữa bệnh nhất định.
Theo kinh nghiệm của người xưa vỏ gừng có tính mát, gừng bỏ vỏ ra thì tính nóng. Từ hai trạng thái này của gừng sẽ cho ra các tác dụng khác nhau.
Gừng bỏ vỏ: Khi bỏ vỏ ngoài đi thì gừng có tính ấm, độ cay ấm cao, và có tác dụng kích thích tiêu hoá, tiết dịch dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, còn có tác dụng bồi bổ dạ dày, chống buồn nôn, giải độc.
Gừng nguyên vỏ: Bản chất của vỏ gừng có tính mát, chứa các hoạt chất dễ bay hơi và có nhiều chất dinh dưỡng. Vỏ gừng có thể thúc đẩy lưu thông nước và tiêu sưng giảm tấy. Ngoài ra, có tác dụng giảm bớt các triệu chứng phù nề, tăng nhu động ruột giảm táo bón, và giảm hôi miệng.
Ăn gừng gọt vỏ hoặc không gọt vỏ còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người.
Vì vậy, việc ăn gừng gọt vỏ hay không gọt vỏ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu có các triệu chứng bệnh lý phù thũng, táo bón, hôi miệng.. thì nên ăn gừng để nguyên vỏ.
Còn dùng trong nấu các thực phẩm có tính lạnh như cua, ốc, hến … thì dùng tính cay ấm của gừng đã gọt vỏ để hóa giải các tính lạnh của các thực phẩm đó.
Ngoài ra, những trường hợp đang bị cảm lạnh và những người tỳ vị, tiêu hóa kém cần lưu ý nên ăn gừng đã gọt vỏ. Bởi vì vỏ gừng có tính mát không có tác dụng làm giảm mồ hôi và thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh lý ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Tóm lại, việc sử dụng gừng có cần gọt vỏ hay không cần gọt vỏ, còn tùy vào mục đích sử dụng và phụ thuốc vào thể chất của mỗi người.