Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ấn Độ xem xét huỷ hợp đồng máy bay không người lái 6 tỷ USD với Mỹ vì Iran

(DS&PL) -

Ấn Độ đang xem xét lại kế hoạch mua máy bay không người lái (UAV) Global Hawk của Mỹ sau khi Iran hạ một trong những chiếc tương tự ở Vịnh Ba Tư vào tháng 6.

Ấn Độ đang xem xét lại kế hoạch mua máy bay không người lái (UAV) Global Hawk của Mỹ sau khi Iran hạ một trong những chiếc tương tự ở Vịnh Ba Tư vào tháng 6.

Ấn Độ có thể sẽ huỷ bỏ thương vụ mua UAV của Mỹ. Ảnh: Getty

Quân đội Ấn Độ đã lên kế hoạch mua 30 UAV của Mỹ với giá 6 tỷ USD, nhưng hiện đang cân nhắc lại kế hoạch này vì chi phí khá đắt đỏ nhưng vẫn tồn tại những nghi ngờ về sức mạnh và khả năng sống sót trong không phận nếu tranh chấp xảy ra. Mặc dù thỏa thuận mua UAV của Ấn Độ chưa được hoàn tất, nhưng không quân và quân đội đã lên kế hoạch mua thêm 10 chiếc General Atomics MQ-9 Reaper vì hải quân muốn đầu tư vào các phiên bản giám sát đường dài.

Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái giám sát RQ-4 Global Hawk của Mỹ bằng hệ thống tên lửa S-300 trên Eo biển Hormuz vào ngày 20/6.

Theo các nguồn tin quân sự của Hindustan Times, Không quân Ấn Độ đã đặt câu hỏi về khả năng sống sót của UAV nếu xảy ra xung đột thực sự ở Kashmir với Pakistan hoặc dọc biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Cả Pakistan và Trung Quốc đều có hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) tiên tiến.

“Trên thực tế, Mỹ đã sử dụng thành công UAV này ở chiến trường Afghanistan, Pakistan, Iraq và Syria, nơi không phận bị kiểm soát phần lớn bởi không quân của họ”, một chỉ huy quân sự cấp cao của Ấn Độ nói với Hindustan Times. "Pakistan là quốc gia duy nhất có khả năng chống lại nhưng sẽ suy nghĩ 100 lần trước khi quyết định".

Ngoài ra, một lý do khác khiến Ấn Độ băn khoăn là giá thành của chiếc UAV Mỹ quá cao. Giá của RQ-4 chưa có thiết bị đi kèm dành cho Ấn Độ là 100 triệu USD. Trong khi chiếc Global Hawk phiên bản tấn công có tên lửa Hellfire và bom dẫn đường bằng laser còn có giá gấp đôi. "Điều này có nghĩa là một máy bay không người lái có vũ khí bổ sung đầy đủ vũ khí sẽ đắt hơn máy bay chiến đấu đa năng Rafael với tất cả vũ khí và tên lửa trên khoang", một quan chức cấp cao khác nhận định.

"Trong mọi trường hợp, IAF (Không quân Ấn Độ) sẽ ưu tiên mua nhiều máy bay chiến đấu đa năng hơn, trang bị tên lửa không đối không tầm xa và quân đội Ấn Độ sẽ hướng tới việc thay thế xe tăng T-72 hiện nay. Hải quân cần nhiều chiến binh mặt nước trên biển hơn là một máy bay không người lái vũ trang", quan chức bổ sung.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Daily Sabah)

Tin nổi bật